Báo cáo năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất toàn cầu của BCG lần đầu được công bố năm 2014. Các chuyên gia của BCG sẽ phân tích tính cạnh tranh của 25 nền kinh tế, chiếm khoảng gần 90% lượng xuất khẩu sản phẩm và hàng hóa, dựa trên chỉ số chi phí sản xuất.
Chỉ số chi phí sản xuất được đánh giá bao gồm 4 yếu tố: tiền lương, năng suất lao động, giá năng lượng và tỷ giá tiền tệ. Năm 2015, thứ hạng cạnh tranh của Nga đã tăng lên 9%, với chỉ số ở mức 90 điểm. Chỉ số của Mỹ được xem là 100 điểm.
Việc giá trị của đồng tiền giảm đi cũng đồng nghĩa với việc giá cả hàng hóa sẽ rẻ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Nga so với Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong vòng hơn 10 năm qua kể từ năm 2004, năng lực cạnh tranh của Mỹ tăng trưởng đều đặn so với tất cả các quốc gia khác, trừ Mexico. Tuy nhiên, trong năm 2015, việc đồng USD tăng giá nhanh đã khiến xu thế này chấm dứt.
Đồng bạc xanh mạnh hơn so với các loại tiền tệ khác khiến các sản phẩm của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn. Kể từ giữa năm 2014 tới giữa năm 2015, đồng euro đã giảm 18% giá trị so với đồng USD. Bởi vậy, chi phí sản xuất tại các quốc gia châu Âu cũng giảm xuống, khiến chỉ số cạnh tranh của khu vực này tăng lên khoảng 6 -12%.
Trong khi đó, năm 2014, giá trị của đồng ruble đã giảm 8% so với năm 2013. Trong suốt nửa đầu năm 2015, đồng ruble tiếp tục giảm thêm 17% so với cùng kỳ năm 2014. Bởi vậy, việc tỷ giá giữa ruble và đồng USD thay đổi có lợi cho ruble là hiển nhiên,
Justin Rose, giám đốc quản lý tại BCG cho biết: “Các nhà sản xuất hiều rằng, nếu đồng tiền của quốc gia họ giảm so với đồng USD, họ sẽ nhanh chóng lấy lại được vị thế của mình”.