JPMorgan: Sự thiếu hụt chip toàn cầu sẽ kéo đến năm 2022 nhưng có hai điểm sáng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhà phân tích bán dẫn hàng đầu tại JPMorgan cho biết, tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu dự kiến ​​sẽ kéo dài đến năm 2022 nhưng tình hình có thể cải thiện từ giữa năm 2022 trở đi khi có nhiều nguồn cung hơn.
JPMorgan: Sự thiếu hụt chip toàn cầu sẽ kéo đến năm 2022 nhưng có hai điểm sáng

Tình trạng khan hiếm nguồn cung chip đang diễn ra và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của một số ngành, từ ô tô đến thiết bị tiêu dùng, máy tính cá nhân và điện thoại thông minh.

Một số nhà phân tích và nhà đầu tư kỳ vọng tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài đến năm 2023 nhưng JPMorgan cho rằng tình trạng này sẽ cải thiện dần từ giữa năm 2022.

“Chúng tôi không cho rằng năm 2023 sẽ thiếu hụt nguồn cung và vì vậy, đó có lẽ là điều đầu tiên chúng tôi có thể nói”, Gokul Hariharan, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ, truyền thông và viễn thông châu Á - Thái Bình Dương tại JPMorgan cho biết.

“Nhưng năm 2022 phức tạp hơn một chút. Mọi thứ có thể cải thiện trong nửa cuối năm khi nhiều nguồn cung hơn, nhưng sáu tháng đầu năm vẫn có thể thấy sự thiếu hụt chip trong toàn ngành”, nhà phân tích Gokul Hariharan đánh giá.

“Tất cả các nhà sản xuất linh kiện tích hợp của Mỹ và Châu Âu cũng đang mở rộng năng lực sản xuất và rất nhiều trong số đó dự kiến ​​sẽ xuất hiện từ giữa năm sau trở đi”, ông nói thêm.

Hai điểm sáng trong ngành

JPMorgan khuyến nghị các nhà đầu tư nên bắt đầu theo đuổi các xu hướng dài hạn hơn liên quan tới sản xuất chất bán dẫn.

Nhà đầu tư nên chú trọng các xu hướng cơ cấu mang tính dài hạn hơn, những thay đổi vĩnh viễn trong một ngành thay vì các xu hướng có tính chu kỳ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh và thường quay trở lại điểm xuất phát ban đầu sau một vài năm.

Có hai xu hướng mà JPMorgan nhận định “thực sự tích cực trong vòng 3 đến 5 năm tới”.

Đầu tiên là các phân đoạn máy tính rất cao cấp. Đang có sự phân tán trong lĩnh vực máy tính cao cấp trên toàn cầu vì hiện đang bị phân mảnh khi có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này.

Những tập đoàn công nghệ khổng lồ như Apple, Amazon, Meta, Tesla và Baidu đều là những nhà sản xuất chip lâu đời và đang mang lại một số khía cạnh nhất định của việc phát triển chip trong nước.

“Có rất nhiều sự phân mảnh trong lĩnh vực này và điều đó chắc chắn dẫn đến tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Vì vậy, tôi cho rằng chúng tôi đang mong đợi lĩnh vực này có thể tăng trưởng hai con số từ 15% đến 20% trong 3 đến 5 năm tới”.

Xu hướng thứ hai mà JPMorgan nhận định tích cực là các công ty bán dẫn của Trung Quốc tập trung vào các công nghệ lâu đời. Các công ty này sản xuất nhiều loại chip kém tiên tiến hơn trong các lĩnh vực như quản lý nguồn, vi điều khiển, cảm biến và các phân khúc khác liên quan đến người tiêu dùng.

“Chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều công ty mọc lên ở Trung Quốc nhằm vào một số công nghệ này”, ông cho biết

“Nhu cầu địa phương rõ ràng là có. Hầu hết các công ty này chỉ có thể phục vụ từ 5% đến 10% nhu cầu địa phương tại thời điểm này. Vì vậy, thị trường có thể giải quyết tiềm năng có thể gấp 5 đến 10 lần so với những gì hiện họ đang phục vụ”, ông nói thêm.

Thị trường chất bán dẫn châu Á đang hoạt động như thế nào

Theo nhà cung cấp dữ liệu tài chính Refinitiv Eikon, các công ty bán dẫn hàng đầu châu Á đã công bố mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm hai con số trong những quý gần đây.

Sản xuất chip trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung toàn cầu là một đề xuất hấp dẫn đối với các công ty. Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan - Trung Quốc (TSMC) được cho là đã tăng giá 10% đối với các chip tiên tiến, trong khi các chip kém tiên tiến hơn được các nhà sản xuất ô tô sử dụng phổ biến sẽ có giá cao hơn 20%. TSMC là nhà sản xuất theo hợp đồng lớn nhất thế giới về chip bán dẫn.

Tuy nhiên, vận may của họ trên thị trường chứng khoán lại trái ngược nhau.

Trong khi giá cổ phiếu của các công ty như TSMC, MediaTek, UMC và Renesas Electronics tăng từ 16% đến 45% trong năm nay, thì cổ phiếu của Samsung Electronics - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới tính theo doanh thu - và SK Hynix lần lượt giảm 13% và 6% trong năm nay. Trong đó, Samsung và SK Hynix đều là nhà sản xuất chip nhớ.

Nhà phân tích Hariharan giải thích rằng chip nhớ tạo nên một thành phần đáng kể trong ngành công nghiệp bán dẫn của châu Á và giá chip nhớ đã giảm kể từ đầu tháng 10.

“Thị trường đã dự đoán được sự suy thoái nhẹ trong lĩnh vực này và vì vậy, đó là một chu kỳ đi xuống. Tôi có thể nói là thị trường cũng có một chút lo lắng về việc khi nào thì chu kỳ sẽ đạt đỉnh”.

Các nhà đầu tư thường không sẵn sàng mua cổ phiếu nếu họ lo lắng về việc liệu một công ty có thể đạt được kỳ vọng về lợi nhuận trong các quý tương lai hay không.

Ông cho biết JPMorgan dự kiến ​​chu kỳ của chip nhớ sẽ có một đợt suy thoái tương đối ngắn vì động lực của ngành đã được cải thiện so với các chu kỳ giảm giá trước đây.

Tin bài liên quan