Iran gọi thỏa thuận ngừng tăng sản lượng dầu mỏ chỉ là “chuyện đùa”

Iran gọi thỏa thuận ngừng tăng sản lượng dầu mỏ chỉ là “chuyện đùa”

(ĐTCK) Iran đã gọi thỏa thuận ngừng gia tăng sản lượng giữa Nga và Ả Rập Xê út, 2 quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới, là “chuyện đùa” ngay từ thời điểm thỏa thuận này được công bố. Thực tế chứng minh, đây là một nhận xét khá chính xác.

Thông tin mới nhất có tác động tới giá dầu trên thị trường là việc Nga, Ả Rập Xê út và một số quốc gia thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đạt được cam kết về việc giữ nguyên mức sản lượng tại thời điểm tháng 1/2016 trong thời gian sau đó.

Tuy nhiên, thỏa thuận này bao gồm khá nhiều điều kiện, mà điều quan trọng nhất là Nga và Ả Rập Xê út kỳ vọng các nhà sản xuất năng lượng lớn khác sẽ cùng tham gia vào thỏa thuận.

Tất nhiên, điều này đã không xảy ra, khi Iran cho biết, họ đang kỳ vọng nhanh chóng thúc đẩy sản lượng dầu hồi phục lại mức trước khi bị áp đặt các lệnh cấm vận. Bên cạnh đó, chính quyền Tehran lặp lại tuyên bố rằng sẽ không cân nhắc bất kỳ một thỏa thuận tạm ngừng gia tăng sản lượng nào cho tới khi đạt đến mức 4 triệu thùng/ngày.

Con số này lớn hơn 600.000 thùng/ngày so với mức sản lượng trong tháng 2/2016 của Iran, theo báo cáo của OPEC.

Theo báo cáo của OPEC, sản lượng dầu cung cấp ra thị trường của Nga đạt mức cao mới 11,08 triệu thùng/ngày trong tháng 2. Đồng nghĩa với việc quốc gia này đã nâng sản lượng lên thêm 10.000 thùng/ngày so với tháng 1.

Trong khi đó, ngay cả Nga và Ả Rập Xê út dường như cũng “quên” mất thỏa thuận của chính mình. Theo báo cáo của OPEC, sản lượng dầu cung cấp ra thị trường của Nga đạt mức cao mới 11,08 triệu thùng/ngày trong tháng 2. Đồng nghĩa với việc quốc gia này đã nâng sản lượng lên thêm 10.000 thùng/ngày so với tháng 1.

Ả Rập Xê út cũng tăng thêm 14.000 thùng/ngày so với tháng 1, nâng sản lượng tháng 2/2016 lên 10,14 triệu thùng, theo báo cáo của OPEC.

Bất chấp việc sản lượng của Iran, Ả Rập Xê út và Nga đều tăng lên trong tháng 2, sản lượng dầu cung cấp ra thị trường vẫn giảm 210.000 thùng/ngày, xuống còn 95,7 triệu thùng/ngày, theo báo cáo của OPEC, chủ yếu nhờ vào việc nguồn cung từ một số thành viên OPEC giảm mạnh.

Trong đó, sản lượng của Iraq giảm xuống 263.000 thùng/ngày, xuống còn 4,2 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2015. Nigeria và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng báo cáo mức sản lượng thấp hơn trong tháng 2.

Tin bài liên quan