Jonathan Ostry, Phó giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho biết, trong khi châu Á đang hồi phục sau đợt sụt giảm năm ngoái do đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng có sự khác biệt giữa các quốc gia hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu tăng cao và những quốc gia phụ thuộc vào du lịch.
“Những thất bại trong việc triển khai vắc xin, các câu hỏi về tính hiệu quả của vắc xin trong việc chống lại các biến thể mới và sự hồi sinh của virus cùng tạo thành một rủi ro giảm giá”, ông Ostry nói trong một cuộc họp trực tuyến.
IMF dự báo nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 7,6% trong năm nay từ mức tăng 6,9% được dự báo vào tháng 10/2020, vì các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc được dự báo có mức tăng trưởng vững chắc nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ Mỹ và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, IMF dự kiến nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 5,4% vào năm 2022.
Tuy nhiên, triển vọng của khu vực châu Á đang bị ràng buộc với những rủi ro bao gồm ảnh hưởng từ chính sách tài chính và tiền tệ của Mỹ.
Trong khi gói chi tiêu tài chính lớn của Washington sẽ tích cực cho các nền kinh tế định hướng xuất khẩu, lãi suất tăng của Mỹ đã tràn sang các thị trường mới nổi ở châu Á.
“Nếu lợi suất của Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến hoặc nếu có thông tin sai lệch về chính sách tiền tệ của Mỹ trong tương lai, thì sự lan tỏa bất lợi qua các kênh tài chính và dòng vốn như hiện tượng Taper tantrum (chính sách tiền tệ dễ dãi đột ngột bị đảo ngược) năm 2013, những điều này có thể gây ra những thách thức làm ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính vĩ mô”, ông cho biết.
Bên cạnh đó, châu Á cũng có những công cụ để chống lại nếu dòng tiền đột ngột bị rút ra. Nhiều quốc gia đã tích lũy dự trữ ngoại hối, áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt và thực hiện giám sát chặt chẽ hơn đối với bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
“Tuy nhiên, sự gia tăng đòn bẩy trên các bảng cân đối của chính phủ, hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ làm chi phí đi vay cao hơn, khi chúng xảy ra thì sẽ bị ảnh hưởng”, ông nói.
Ông Ostry cho biết, lạm phát ở châu Á có thể sẽ được "kiềm chế", ngay cả khi nhu cầu toàn cầu phục hồi và giá hàng hóa đã đẩy giá sản xuất lên.
“Sự phục hồi của châu Á vẫn chưa trở nên ổn định hoàn toàn và điều này dự kiến sẽ giữ cho áp lực lạm phát giảm bớt”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn bằng văn bản với Reuters.