IMF: Châu Á cần thận trọng trước rủi ro lan toả từ thắt chặt chính sách tiền tệ của các nước lớn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ông Kenji Okamura, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các nền kinh tế châu Á phải lưu tâm đến rủi ro lan tỏa khi một thập kỷ chính sách nới lỏng không theo quy luật của các ngân hàng trung ương lớn đang diễn ra nhanh hơn dự kiến.
IMF: Châu Á cần thận trọng trước rủi ro lan toả từ thắt chặt chính sách tiền tệ của các nước lớn

Ông Okamura cho biết, rủi ro này đặc biệt áp dụng cho các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất và khi các nền kinh tế châu Á phải đối mặt với sự lựa chọn giữa hỗ trợ tăng trưởng với nhiều chính sách kích thích hơn và thu hồi lại các chính sách kích thích để ổn định nợ và lạm phát.

Chính sách nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) - mà IMF mô tả là khá hiệu quả - đang chạy ngược lại sự thay đổi toàn cầu theo hướng thắt chặt tiền tệ, với các ngân hàng trung ương ở Mỹ, Anh và Úc đều đã tăng lãi suất.

Khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất của Nhật Bản và Mỹ ngày càng rộng là nhân tố chính khiến đồng yên giảm giá gần đây xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.

Ranil Salgado, trợ lý giám đốc và trưởng phái đoàn Nhật Bản tại Vụ Châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho biết: “Chúng ta hầu như có thể giải thích những chuyển động gần đây bằng đồng yên vì nó dựa trên chính sách tiền tệ toàn cầu thắt chặt hơn về cơ bản”.

"Sự giảm giá của đồng yên sẽ giúp ích cho Nhật Bản”, ông cho biết và lặp lại quan điểm của Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda.

Ngoài ra, ông Okamura cho biết, đại dịch Covid-19, căng thẳng ở Ukraine và điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn sẽ khiến năm nay trở thành "thách thức" đối với châu Á.

Xung đột địa chính trị đã ảnh hưởng đến châu Á thông qua giá hàng hóa cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở châu Âu.

Phát biểu tại sự kiện truyền thông đầu tiên của mình kể từ khi trở thành một trong bốn phó giám đốc điều hành của IMF, ông Okamura cảnh báo về viễn cảnh thắt chặt thậm chí còn mạnh mẽ hơn nếu kỳ vọng lạm phát tiếp tục khó lường.

“Có một rủi ro là kỳ vọng lạm phát tiếp tục khó lường có thể đòi hỏi một sự thắt chặt thậm chí còn mạnh mẽ hơn”, ông cho biết, đồng thời kêu gọi các chính sách được hiệu chỉnh và truyền thông rõ ràng.

Tin bài liên quan