IMF cần hàng tỷ đô la từ các quốc gia giàu có để giúp đỡ các quốc gia nghèo nhất

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang kêu gọi các quốc gia thành viên giàu có hơn đóng góp vào quỹ tín thác dành cho các quốc gia nghèo nhất đang thiếu hàng tỷ đô la vào thời điểm nhu cầu vốn từ các nền kinh tế đang gặp khó khăn về nợ nần gia tăng.
IMF cần hàng tỷ đô la từ các quốc gia giàu có để giúp đỡ các quốc gia nghèo nhất

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết, IMF cần khoảng 6,3 tỷ USD để đáp ứng mục tiêu huy động vốn cho Quỹ tín thác Tăng trưởng và Giảm nghèo (PRGT), phương tiện chính để cung cấp các khoản vay không lãi suất cho các quốc gia thu nhập thấp nhất.

Quỹ tín thác được chia thành hai phần: các khoản vay mà IMF nhận được từ các quốc gia thành viên giàu có và các nguồn trợ cấp hoặc tài trợ đến từ các quỹ từ ngân sách tài chính của các quốc gia. Sự thiếu hụt đã bắt nguồn từ nhu cầu vay vốn lớn hơn từ các nước nghèo kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và tác động của lãi suất cao hơn.

Trong khi đó, các khoản vay mà IMF nhận được thường dễ đáp ứng hơn, trong đó các thành viên IMF sẽ cho vay các khoản dự trữ được gọi là quyền rút vốn đặc biệt (SDR) mà ban đầu họ nhận được từ IMF và nếu không sẽ giữ trong bảng cân đối ngân hàng trung ương của họ. Nhưng các nguồn tài trợ sẽ khó tìm kiếm hơn trong thời đại mà lãi suất cao hơn và tăng trưởng chậm hơn gây căng thẳng cho ngân sách của các chính phủ trên toàn thế giới.

Bà Georgieva cho biết, mặc dù IMF đã đạt được khoảng 3/4 nguồn cho vay mà tổ chức này đang tìm cách huy động, nhưng họ chỉ nhận được chưa đến một nửa nguồn trợ cấp.

Trong khi đó, yếu tố tin tưởng là mấu chốt để cơ chế này hoạt động. IMF sẽ trả lãi cho các khoản tiền mà họ nhận được từ các quốc gia thành viên và sau đó cho vay với lãi suất bằng không, và các nguồn tài trợ sẽ bù đắp khoảng trống đó. IMF cho biết, hiện đang thiếu khoảng 1,6 tỷ USD trong các cam kết tài trợ đó, mặc dù các cam kết đã được đưa ra như khoảng 100 triệu USD của Liên minh châu Âu vào tháng 10/2022 và 80 triệu USD từ Nhật Bản vào tháng 4/2022.

“Việc không đảm bảo các nguồn lực này sẽ gây nguy hiểm cho khả năng của IMF trong việc cung cấp hỗ trợ rất cần thiết cho các nước có thu nhập thấp khi họ tìm cách ổn định nền kinh tế của mình trong một thế giới ngày càng dễ bị sốc. Thông điệp rất rõ ràng: Các thành viên của chúng ta phải đoàn kết với nhau và tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương này”, bà Georgieva cho biết.

Bà Georgieva cho biết, khoảng 15% các quốc gia có thu nhập thấp đã lâm vào cảnh có nguy cơ vỡ nợ và 45% quốc gia khác dễ bị tổn thương do tỷ lệ nợ cao. Khi lãi suất toàn cầu tăng lên, điều này làm tăng rủi ro và hạn chế không gian tài chính để đáp ứng.

Mặt khác, nhóm các chủ nợ đa dạng hơn so với trước đây đang làm phức tạp quá trình tái cơ cấu đối với các quốc gia không có khả năng thanh toán. Chủ tịch IMF, Ngân hàng Thế giới và G20 sẽ triệu tập Hội nghị bàn tròn về nợ công toàn cầu vào ngày 12/4 tại Cuộc họp mùa xuân để cố gắng đạt được sự đồng thuận cao hơn.

Tin bài liên quan