Đã có hơn 748.470 hộ gia đình, tại 11 tỉnh trong cả nước được thụ hưởng các kết quả tích cực mà chương trình mang lại.
Với chiến lược tập trung vào khu vực nông thôn, các chương trình của IFAD hướng tới mục tiêu đổi mới, phát triển bền vững, vì người nghèo, nâng cao khả năng của các hộ dân nghèo và giúp họ thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.
Nhìn nhận về chặng đường hợp tác đã qua và những đóng góp của Quỹ, ông Donal Brown, Phó chủ tịch IFAD cho rằng, Việt Nam đã có bước nhảy vọt ấn tượng về chuyển đổi kinh tế trong một khoảng thời gian ngắn.
Cụ thể, GDP trên đầu người đã tăng từ 230 USD (năm 1985) lên 2.340 USD (năm 2017); tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm từ 60% tổng dân số giữa thập niên 80 xuống dưới 10% năm 2016. Sự tăng trưởng bao trùm này có sự đóng góp một phần của IFAD.
Đại diện IFAD cũng cho biết, IFAD cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ cho các nỗ lực giảm nghèo ở mọi khía cạnh, hoàn thành các mục tiêu bền vững của Liên Hợp quốc đến năm 2030, đặc biệt là mục tiêu số 1 "Không còn sự đói nghèo".
Ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam nhìn nhận, đất nước và người dân Việt Nam coi trọng sự hợp tác tốt đẹp với IFAD trong những nỗ lực xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển nông nghiệp thời gian qua.
"Hai bên cần tiếp tục nhân rộng các mô hình điển hình đã chứng minh hiệu quả, đặc biệt, cần khuyến khích thêm sự phát triển của nữ giới trong các hoạt động này", ông Hải nõi.