Ngoài ra, việc giá dầu thô đứng ở mức thấp có thể khiến chính phủ các nước không kiểm soát được sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ cũng như vấn đề tiết kiệm năng lượng.
Theo tờ The Financial Times (Thời báo Tài chính) dẫn phát biểu của ông Birol trả lời phỏng vấn báo này cho biết tính từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước tới nay, các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông như Saudi Arabia và Iraq đang có được thị phần lớn nhất trên các thị trường dầu mỏ thế giới.
Thống kê của IEA cho thấy các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông hiện khai thác 31 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm khoảng 34% sản lượng toàn cầu, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1975.
Ông Birol cũng lưu ý rằng Trung Đông là khu vực cung cấp dầu thô giá rẻ lớn nhất thế giới hiện nay. Khu vực này dự báo sẽ đáp ứng khoảng 3/4 mức tăng nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong hai thập niên tới. Nhu cầu về dầu mỏ của các nước Trung Đông tăng vọt trong hai năm qua, trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc. Chiều hướng này đã khiến cho các nước sản xuất dầu mỏ có chi phí cao hơn như Mỹ, Canada và Brazil phải cắt giảm sản lượng.
Bên cạnh đó, mặc dù một số nhà hoạch định chính sách cho rằng nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ có thể làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông, song Giám đốc điều hành IEA cho rằng chính phủ các nước phải lưu ý vai trò của khu vực này khi hoạch định chính sách kinh tế và ngoại giao.
Nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ gia tăng nhanh chóng là lý do khiến giá dầu thô giảm mạnh hồi giữa năm 2014. Tuy nhiên, khác với thập kỷ 80, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã quyết định duy trì sản lượng để bảo vệ thị phần, thay vì cắt giảm sản lượng để đẩy giá tăng lên. Nhu cầu dầu mỏ thời gian qua tăng mạnh, trong bối cảnh giá dầu thô giảm xuống chỉ còn một nửa so với mức cao trên 100 USD/thùng.
Việc giá dầu thô ở mức thấp cũng khiến cho chính phủ cũng như người dân lơ là trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như giảm lượng khí thải.
Giám đốc điều hành IEA Birol khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần phải đề ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng, nhằm giảm lượng tiêu thụ cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ của khu vực Trung Đông.
Theo tờ The Financial Times (Thời báo Tài chính) dẫn phát biểu của ông Birol trả lời phỏng vấn báo này cho biết tính từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước tới nay, các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông như Saudi Arabia và Iraq đang có được thị phần lớn nhất trên các thị trường dầu mỏ thế giới.
Thống kê của IEA cho thấy các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông hiện khai thác 31 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm khoảng 34% sản lượng toàn cầu, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1975.
Ông Birol cũng lưu ý rằng Trung Đông là khu vực cung cấp dầu thô giá rẻ lớn nhất thế giới hiện nay. Khu vực này dự báo sẽ đáp ứng khoảng 3/4 mức tăng nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong hai thập niên tới. Nhu cầu về dầu mỏ của các nước Trung Đông tăng vọt trong hai năm qua, trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc. Chiều hướng này đã khiến cho các nước sản xuất dầu mỏ có chi phí cao hơn như Mỹ, Canada và Brazil phải cắt giảm sản lượng.
Bên cạnh đó, mặc dù một số nhà hoạch định chính sách cho rằng nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ có thể làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông, song Giám đốc điều hành IEA cho rằng chính phủ các nước phải lưu ý vai trò của khu vực này khi hoạch định chính sách kinh tế và ngoại giao.
Nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ gia tăng nhanh chóng là lý do khiến giá dầu thô giảm mạnh hồi giữa năm 2014. Tuy nhiên, khác với thập kỷ 80, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã quyết định duy trì sản lượng để bảo vệ thị phần, thay vì cắt giảm sản lượng để đẩy giá tăng lên. Nhu cầu dầu mỏ thời gian qua tăng mạnh, trong bối cảnh giá dầu thô giảm xuống chỉ còn một nửa so với mức cao trên 100 USD/thùng.
Việc giá dầu thô ở mức thấp cũng khiến cho chính phủ cũng như người dân lơ là trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như giảm lượng khí thải.
Giám đốc điều hành IEA Birol khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần phải đề ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng, nhằm giảm lượng tiêu thụ cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ của khu vực Trung Đông.