Huynh đệ động vật máu lạnh "tương tàn" vì miếng cá

Huynh đệ động vật máu lạnh "tương tàn" vì miếng cá

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đúng là "Miếng ăn là miếng tồi tàn. Mất đi một miếng lộn gan lên đầu". Vì tính tham ăn, háu uống xem trọng vật chất, cái lợi trước mắt mà nhiều sinh vật sẵn sàng bỏ qua đạo đức.

Kỳ đà monitor là loài bò sát ăn thịt được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Chúng được biết đến với chiếc cổ cao, móng vuốt sắc nhọn, chiếc đuôi loằng ngoằng và thân hình dài hơn 2 m. Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và Australia, họ Kỳ đà (Varanidae) gồm những loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại. Là những kẻ săn mồi nhanh nhẹn, chúng có thân dài, chân khỏe, một số loài tiết nước bọt có độc.

Khá giống với những loài động vật hoạt động đơn lẻ, kỳ đà monitor săn mồi theo phương thức du kích. Thức ăn của chúng cũng tương đối đa dạng, từ côn trùng, động vật có vú loại nhỏ, chim, cá... Du khách thường tìm thấy kỳ đà thu nhặt, tìm kiếm thức ăn quanh các khu trại Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi.

Chị Elize Roets, 38 tuổi, nhân viên hành chính, trong một lần đi xả hơi đã bắt gặp hình ảnh hai con vật "máu lạnh" đánh nhau tơi bời chỉ vì tranh giành miếng ăn.

Những trận chiến của kỳ đà luôn gay cấn và hấp dẫn không khác gì các trận đấu vật trên thế giới. Clip minh họa nguồn: LatestSightings.

Hôm đó, trên đường lái xe, đến đoạn vừa rẽ qua cây cầu bắc qua dòng sông Ngotso, chị Roets phát hiện thấy hai con kỳ đà monitor. Theo như quan sát của vị khách du lịch, một con kỳ đà nhỏ đang luồn lách qua những đám cỏ để chui xuống nước. Con còn lại trông có vẻ "ểnh ương" hơn, chẳng quan tâm đến mọi thứ xung quanh, nằm chình ình ở giữa đường.

Cuộc chiến không cân sức.

Cuộc chiến không cân sức.

Quá đỗi bất ngờ trước vẻ đẹp của loài thằn lằn to lớn, những vị khách du lịch bắt đầu lôi máy ra để chụp hình. Tuy nhiên, bất chợt từ dưới sông, còn kỳ đà nhỏ quay lại với một con cá ở trong miệng. Biết chắc sẽ có kịch hay để xem, Roets liền hướng sự chú ý sang con nhỏ.

Lúc này, sự thư thái, tận hưởng cuộc sống của con kỳ đà lớn đã biến mất. Bản năng tranh cướp con mồi của nó đã trỗi dậy. Con kỳ đà lớn bắt đầu sử dụng sức mạnh cũng như kích thước khổng lồ của mình để chèn ép, bắt con nhỏ hơn phải giao miếng mồi mà khó khăn lắm mới kiếm được.

Chiến lợi phẩm của kẻ bắt nạt.

Chiến lợi phẩm của kẻ bắt nạt.

Trong hoàn cảnh này, dĩ nhiên đâu ai dễ dàng từ bỏ công sức như vậy. Con kỳ đà nhỏ lao vào cuộc chiến với một thái độ cương nghị và dứt khoát. Những hành động của nó như muốn khẳng định chủ quyền đối với con cá. Nhưng rất tiếc, nó vẫn phải lực bất tòng tâm. Chênh lệch sức mạnh và trình độ giữa hai bên quá lớn. Tinh thần quyết tâm chưa đủ để giúp kỳ đà nhỏ bảo vệ thành cả. Cuối cùng, trước khi con kỳ đà nhỏ kịp nhận ra, kỳ đà lớn đã cướp được con cá và nuốt chửng trước sự hụt hẫng của nó.

Tin bài liên quan