Huawei bắt đầu tính chuyện thu phí bản quyền công nghệ 5G trên mỗi sản phẩm smartphone bán ra

Huawei bắt đầu tính chuyện thu phí bản quyền công nghệ 5G trên mỗi sản phẩm smartphone bán ra

Huawei có thể thu hàng tỷ USD từ phí bản quyền công nghệ 5G

0:00 / 0:00
0:00
Huawei dự kiến tính phí bản quyền 2,5 USD trên mỗi chiếc smartphone sử dụng công nghệ 5G mà hãng đã được cấp bằng sáng chế. Việc này có thể mang lại cho hãng hàng tỷ USD doanh thu.

Huawei đã phát hành Sách trắng mới về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, tại Diễn đàn về Triển vọng đổi mới sáng tạo và Sở hữu trí tuệ năm 2021, sự kiện vừa được tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc).

Tại sự kiện này, ông Jason Ding, Trưởng phòng Quyền Sở hữu Trí tuệ của Huawei, cho biết, đối với mỗi điện thoại thông minh 5G đa chế độ, Huawei sẽ cung cấp tỷ lệ bản quyền phần trăm hợp lý của giá bán thiết bị và giới hạn tiền bản quyền trên mỗi đơn vị là 2,5 USD.

Huawei cũng ước tính, sẽ nhận được khoảng 1,2 đến 1,3 tỷ USD doanh thu từ việc cấp phép bằng sáng chế từ năm 2019 đến năm 2021.

Huawei hiện sở hữu 3.007 bằng sáng chế liên quan tới 5G, cao nhất so với bất kỳ công ty nào trên thế giới. Theo xếp hạng của Iplytics, đến tháng 2/2021, Huawei đang dẫn đầu toàn cầu khi chiếm 15% số bằng sáng chế về 5G, đứng trên các đối thủ như Samsung, Nokia, Qualcomm, Ericsson...

Phát biểu tại buổi ra mắt Sách trắng, ông Jason Ding cũng cho biết, đổi mới sáng tạo là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Huawei kể từ khi công ty được thành lập.

“Sách trắng năm 2020 của chúng tôi liệt kê số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế mà Huawei đã nộp, hoặc các hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo của chúng tôi, trong cuối những năm 90 và đầu những năm 2000”, ông Jason nói và công bố rằng, các đơn đăng ký bằng sáng chế trên toàn thế giới của Huawei ngang bằng với các công ty đầu ngành khác vào đầu những năm 2000 và thành công của Huawei ngày nay là kết quả của sự đầu tư lâu dài vào đổi mới sáng tạo và R&D.

Huawei đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1995 và đơn đăng ký bằng sáng chế đầu tiên ở Mỹ vào năm 1999. Năm 2008, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới đã liệt kê Huawei dẫn đầu về số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế theo Hiệp ước Hợp tác Bằng sáng chế (PCT) lần đầu tiên. Năm 2019, Huawei xếp thứ 2 ở châu Âu và thứ 10 ở Mỹ về số lượng bằng sáng chế được cấp. Huawei cũng là công ty nắm giữ bằng sáng chế lớn nhất ở Trung Quốc.

Mỗi năm, Huawei đầu tư ít nhất 10% doanh thu của mình vào hoạt động R&D. Riêng trong năm 2018, Huawei đã đầu tư hơn 100 tỷ CNY vào hoạt động R&D, bằng gần 15% doanh thu hàng năm. Và điều này đã giúp Huawei trở thành công ty đứng thứ 5 trên thế giới về khoản chi cho hoạt động R&D, theo Bảng xếp hạng đầu tư hoạt động Nghiên cứu và Phát triển công nghiệp trong năm 2018 của EU.

Thông tin cho biết, Huawei hiện sở hữu hơn 100.000 bằng sáng chế đang hoạt động. Từ 2010 đến 2019, Huawei chi 90 tỷ USD cho R&D. Số người làm trong lĩnh vực R&D cũng lên tới 105.000, tức 53,4% trong tổng số nhân viên công ty.

Tính đến hết năm 2019, Huawei đã thành lập được 36 trung tâm đổi mới sáng tạo chung với hơn 20 khách hàng và đối tác trên khắp thế giới để phát triển các sản phẩm và giải pháp mới, cũng như khám phá các mô hình kinh doanh mới.

Huawei còn được xếp hạng trong top 20 công ty hàng đầu thế giới tính trên số bằng sáng chế được cấp bởi Mỹ. Năm 2019, Huawei đứng thứ hai về số lượng bằng sáng chế được cấp bởi Văn phòng Sáng chế châu Âu. Họ cũng là công ty nắm giữ nhiều bằng sáng chế nhất ở Trung Quốc.

Huawei đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1995 và đơn đăng ký bằng sáng chế đầu tiên ở Mỹ vào năm 1999. Năm 2008, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới đã liệt kê Huawei dẫn đầu về số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế theo Hiệp ước Hợp tác Bằng sáng chế (PCT) lần đầu tiên. Năm 2019, Huawei xếp thứ 2 ở châu Âu và thứ 10 ở Mỹ về số lượng bằng sáng chế được cấp. Huawei cũng là công ty nắm giữ bằng sáng chế lớn nhất ở Trung Quốc.

“Huawei là công ty đóng góp kỹ thuật lớn nhất cho các tiêu chuẩn 5G và tuân theo các nguyên tắc công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử (FRAND) khi nói đến việc cấp phép bằng sáng chế”, ông Jason Ding nói thêm.

Cũng theo ông Jason Ding thì Huawei hy vọng, mức phí bản quyền mà Huawei vừa công bố sẽ làm tăng việc áp dụng 5G bằng cách cung cấp cho những người triển khai 5G một cấu trúc chi phí minh bạch hơn để thông báo cho các quyết định đầu tư của họ trong tương lai.

Trong khi đó, ông Francis Gurry, cựu Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), đã phát biểu tại sự kiện này rằng: “Khi công bố cấu trúc phí cấp phép cho các bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn 5G (SEP), Huawei đang thúc đẩy việc áp dụng và sử dụng rộng rãi các tiêu chuẩn được thiết kế để đảm bảo khả năng tương tác, độ tin cậy và cạnh tranh minh bạch, đồng thời mang lại lợi tức công bằng cho đầu tư vào R&D”.

Còn Giám đốc pháp lý của Huawei, Song Liuping, thì tuyên bố rằng, Huawei sẽ thường xuyên công bố các hoạt động đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ nhiều hơn nữa để công chúng có thể hiểu rõ hơn về các hoạt động đổi mới của Huawei. Đây sẽ là một phần trong sáng kiến rộng lớn hơn của công ty nhằm công khai và minh bạch hơn với công chúng.

Tin bài liên quan