HSBC: Triển vọng kinh tế châu Á - vẫn nằm trong tầm ngắm

HSBC: Triển vọng kinh tế châu Á - vẫn nằm trong tầm ngắm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khối Nghiên cứu Kinh tế Ngân hàng HSBC vừa gửi báo cáo triển vọng kinh tế châu Á quý II/2020 với nhận định: Năm Tân Sửu sẽ thể hiện sức sống kinh tế mạnh mẽ hơn.

Theo HSBC, vaccine mang lại hy vọng kinh tế phục hồi, nhưng cần phải kiên nhẫn vì việc triển khai tiêm chủng mở rộng diễn ra chậm hơn so với những nơi khác. Như vậy, nhiều hạn chế sẽ còn duy trì trong một thời gian khá dài nữa, đặc biệt là việc di chuyển, đi lại.

Đồng thời, khả năng miễn dịch cộng đồng có thể có đối với một số thị trường trong năm nay, nhưng sẽ phổ biến hơn vào dịp cuối năm; chi tiêu tiêu dùng mặc dù đang tăng nhưng chưa thực sự rõ rệt trong những tháng tới, ít nhất là không tăng nhiều như kỳ vọng, ví dụ trên khắp Thái Bình Dương.

Các chuyên gia của HSBC cho biết, tăng trưởng của Hoa Kỳ cho thấy triển vọng xuất khẩu khả quan của châu Á sẽ tiếp tục, nhưng sự phục hồi do dịch vụ dẫn dắt có thể không mang lại nhiều lợi thế hơn cho thương mại.

Đối với tất cả những xáo trộn hiện tại trên thị trường tài chính, tin tốt được HSBC chỉ ra là cơn giận dữ sẽ không tái diễn: "Tại thời điểm này, các yếu tố cơ bản của châu Á đã vững chắc hơn rất nhiều. Những lo ngại về lạm phát cũng xuất hiện không đúng chỗ: chi phí lương thực tăng là một mối lo ngại, nhưng thị trường lao động trì trệ sẽ giúp lạm phát cơ bản giảm xuống. Cũng giống như con trâu, đây là một người bạn trung thành và chân chất".

Sự trở lại dần dần

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên bước vào và thoát ra khỏi phong tỏa toàn xã hội. Đất nước này đã vượt lên trong những quý gần đây nhờ vào hoạt động xây dựng tăng vọt và nhu cầu toàn cầu dành cho hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc không thể kiểm soát được. Năm nay, với mức tăng trưởng hơn 8%, các chỉ số toàn phần của Trung Quốc sẽ vẫn ấn tượng.

"Nhưng ẩn sâu bên dưới, một sự thay đổi đang diễn ra: các nhà hoạch định chính sách đang nhẹ nhàng kéo dây cương để kiềm chế tình trạng nợ đang gia tăng quá mức. Các lĩnh vực thâm dụng tín dụng, như xây dựng, có thể mất đà tăng trưởng. Hy vọng rằng người tiêu dùng sẽ tăng lên, nhưng sự phục hồi sâu rộng cho đến nay vẫn còn xa", theo HSBC.

Tuy nhiên, Chuyên gia kinh tế trưởng của HSBC Qu Hongbin, chuyên phụ trách về thị trường Trung Quốc dự đoán: “Tất cả những điều này sẽ không đủ để gây ra áp lực lạm phát lớn, cho phép ngân hàng trung ương giảm bớt dần các biện pháp kích thích”.

Tại Đài Loan, virus đã được kiểm soát, mặc dù phải trả giá bằng việc đóng cửa gần hết biên giới. Do đó, sự gián đoạn cục bộ vẫn ở mức nhỏ. Đồng thời, Đài Loan đang vươn lên trên làn sóng điện tử toàn cầu. Điều này có khả năng sẽ tiếp tục cho phép nền kinh tế này đạt mức tăng trưởng 5% trong năm nay, thậm chí không bị ảnh hưởng bởi các tác động cơ bản.

Đối với Hồng Kông, báo cáo của HSBC cho biết, khu vực này đã trải qua quá trình khó khăn hơn với việc phong tỏa định kỳ làm hạn chế các hoạt động địa phương. Nền kinh tế dịch vụ của Hồng Kong bị ảnh hưởng nhiều hơn hơn do việc hạn chế đi lại. Tuy nhiên, sau hai năm giảm, GDP sẽ tăng trở lại trong năm nay.

Ở Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai của châu Á vẫn chưa sinh động trở lại. Virus COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, giãn cách xã hội sẽ được giảm bớt, việc tiêm chủng bắt đầu một cách chậm chạp nhưng tốc độ có thể tăng lên đáng kể trước kỳ Thế vận hội Tokyo vào mùa hè này.

Thương mại tại Nhật Bản cũng không được hỗ trợ như những nước khác do các nhà xuất khẩu tiếp xúc với chu kỳ đầu tư toàn cầu nhiều hơn so với người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ cải thiện rõ rệt trong nửa cuối năm.

Trong khi đó, Hàn Quốc đã thành công hơn với hoạt động xuất khẩu, dù tiêu thụ vẫn là một điểm yếu. "Tăng trưởng đang quay trở lại, nhưng không đủ để tạo ra áp lực lạm phát tại Hàn Quốc", báo cáo cho biết.

Theo HSBC, Úc hầu như đã khống chế được dịch COVID-19, và nền kinh tế hiện đang hồi sinh. Thị trường lao động nói riêng đang được hưởng lợi, mặc dù Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) dường như hoàn toàn tập trung vào việc nâng lạm phát cơ bản, sau nhiều năm không đạt được mục tiêu.

Tương tự, New Zealand đã phục hồi mạnh mẽ, ngay cả khi mức tăng trưởng giảm nhẹ trong quý IV/2020. "Nếu niềm tin được đo lường bằng việc thay đổi giá nhà, thì người dân nơi đây có vẻ hoàn toàn lạc quan. Tuy nhiên, cả Úc và New Zealand đều sẽ yêu cầu mở cửa biên giới để thực sự quay về trạng thái bình thường hoàn toàn", HSBC nhận định.

Ấn Độ có sự phục hồi đáng kinh ngạc nhất trong khu vực, với hoạt động tổng thể gần với mức độ trước dịch. Tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức hai con số, nhưng lạm phát đang đặt ra một thách thức khác.

Bangladesh đã vượt qua những thách thức kinh tế gần đây với khả năng phục hồi ấn tượng dù vẫn còn nhiều thách thức. Sri Lanka cũng có sự phục hồi, mặc dù HSBC điều chỉnh dự báo thấp hơn một chút cho năm nay.

Đối với ASEAN, khu vực đã cố gắng chịu đựng sự khó khăn nhưng triển vọng đã sáng sủa hơn nhiều.

Theo đó, sự sụt giảm ở một số nền kinh tế trong quý đầu tiên, đặc biệt là Malaysia, Indonesia và Philippines, sẽ được khắc phục trong những tháng tới. "Những thách thức chính vẫn xuất phát từ trong nước chứ không phải từ các yếu tố khách quan, ngay cả khi sự lợi suất của Hoa Kỳ gia tăng đang tạo ra nhiều biến động", theo báo cáo.

Bên cạnh đó, Thái Lan, Việt Nam và Singapore đã hoàn thành công tác ngăn chặn virus một cách ấn tượng. Việt Nam và Singapore đang nhận được sự hỗ trợ từ hoạt động xuất khẩu. Thái Lan đang mong sự trở lại của hoạt động du lịch - giống như tất cả các nước.

Tin bài liên quan