Trong một ghi chú hôm thứ Năm (12/8), Giám đốc Đầu tư HSBC Xian Chan cho biết, sau một thời gian lo ngại về lạm phát cao hơn sẽ kéo dài, các nhà đầu tư đang đánh giá liệu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ sớn hơn dự kiến hay không.
Ông chỉ ra rằng trong khi lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 7 vẫn ở mức cao tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm. Điều này cho thấy rằng các thị trường không có gì phải sợ hãi khi đề cập đến lạm phát.
“Thông thường có một mối quan hệ trực tiếp giữa lợi suất trái phiếu và kỳ vọng lạm phát. Nếu lạm phát dự kiến sẽ cao hơn, thì lợi tức trái phiếu sẽ tăng lên để phản ánh khả năng lãi suất cao hơn. Nhưng điều thú vị là lợi suất trái phiếu đã giảm sau khi đạt đỉnh vào tháng 4”, ông cho biết.
Tính đến sáng thứ Sáu (13/8) tại châu Âu, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lại giảm xuống 1.3405% so với mức hơn 1.7%/năm vào tháng 3. HSBC dự báo lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm sẽ giảm xuống mức thấp nhất là 1% vào cuối năm nay.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới vào thứ Năm (12/8) và những động thái này đang diễn ra bất chấp kỳ vọng lạm phát vẫn gia tăng.
Cuộc khảo sát liên tục của Fed về các nhà dự báo của Philadelphia chỉ ra rằng kỳ vọng đồng thuận là lạm phát sẽ ở mức 2,4% trong vòng 5 năm tới.
“Ngay cả khi phân tích sự biến động của thị trường chứng khoán, chỉ số S&P 500 vẫn tăng cao hơn tháng kể từ tháng 1 bất chấp những lo ngại xung quanh lạm phát. Ngay cả tháng 5 và tháng 6 vào thời điểm lo ngại lạm phát cao nhất, thị trường chứng khoán vẫn mang lại lợi nhuận tích cực”, ông nói và cho biết điều này cho thấy thị trường tài chính không còn sợ lạm phát cao hơn nữa.
Ông lưu ý rằng điều này không nhất thiết có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ không bị "hoảng sợ" khi với thông tin liên quan tới ý định của Fed trong việc điều chỉnh chương trình nới lỏng định lượng nhưng Fed cho đến nay đã phát đi những thông điệp liên quan tới giảm dần chính sách tiền tệ "khá tốt".
“Có thể cho rằng thị trường hiện đang tập trung nhiều hơn vào các yếu tố liên quan đến Covid-19 và đặc biệt là sự lan rộng của biến thể delta”, ông nói.
Số trường hợp nhiễm Covid-19 đang tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới và đáng chú ý nhất là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra các biện pháp ngăn chặn trong những tuần gần đây. Trong khi đó, Anh và những nước khác đã đi trước trong việc mở cửa trở lại nền kinh tế.
“Nhưng bất kể bạn nhìn ở đâu, quan điểm chung là sự thành công rộng rãi của các chương trình tiêm chủng sẽ cho phép câu chuyện phục hồi tiếp tục trong nửa cuối năm nay”, ông cho biết.
Trên cơ sở đó, HSBC vẫn đang đầu tư vào cổ phiếu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tiêu dùng xa xỉ, tài chính và bất động sản. Tuy nhiên, ông cảnh báo các nhà đầu tư rằng sự biến động mạnh vẫn có thể xuất hiện.
Ông cho biết, thời điểm kinh tế không chắc chắn có khả năng thúc đẩy người tiêu dùng tiết kiệm trong thời kỳ hậu Covid-19.
Tuy nhiên, các chiến lược gia tại một số ngân hàng đầu tư lớn đang chia sẻ về triển vọng trong thời gian tới. Sebastian Raedler, Trưởng bộ phận Chiến lược Cổ phần Châu Âu của Bank of America cho biết vào đầu tuần này rằng, khi tốc độ tăng trưởng chậm lại, sự bùng nổ của hoạt động mở cửa trở lại giảm dần và các biện pháp kích thích từ các chính phủ và ngân hàng trung ương không tiếp tục, thị trường chứng khoán cũng sẽ giảm điểm.
“Chúng tôi nhận định rằng chúng tôi đã nhìn thấy rất rõ ràng mức đỉnh trong chu kỳ toàn cầu và chu kỳ khu vực đồng euro vào cuối quý II và nói một cách đơn giản, nếu bây giờ chúng ta đang giảm tốc thay vì tăng tốc, thì chúng ta thực sự bắt đầu mất chất xúc tác quan trọng đã tạo ra hiệu suất thị trường chứng khoán tuyệt vời này mà chúng ta đã thấy trong 15 tháng qua”, ông cho biết.