Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Kinh tế Vĩ mô Việt Nam số tháng 6/2017. Theo báo cáo này, chỉ số CPI toàn phần của Việt Nam tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 5 khi chỉ twang 3,2% so với cùng kỳ, trong khi mức tăng của tháng 4 là 4,3%. Giá dầu thô giảm, giá vận tải hạ nhiệt, trong khi giá thực phậm ổn định chính là một trong những lý do giúp lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.
Tương tự như xu hướng lạm phát toàn phần, lạm phát cơ bản hiện ở mức 1,3%, giảm so với mức tăng 1,5% trong tháng 4.
Một tín hiệu kém khả quan khác của kinh tế Việt Nam trong tháng 5 là chỉ số PMI giảm xuống mức 51,6 từ mức 54,1 của tháng trước. Dù mức trên 50 vẫn cho thấy cho sự mở rộng trong sản xuất, nhưng đà tăng trong tháng 5 đã chậm lại và ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016.
Vì sản xuất là một trong những lĩnh vực đầu tàu của tăng trưởng kinh tế, bất kỳ sự giảm nhiệt nào đều có khả năng dẫn tới lòng tin bị suy giảm.
Không những thế, theo HSBC, cả sản lượng và đơn hàng mới đều tăng trưởng ở tốc độ chậm hơn, trong đó đơn hàng xuất khẩu mới đặc biệt suy giảm nhiều.
Tương tự, mặc dù các công ty tiếp tục tuyển người tháng thứ 14 liên tiếp, nhưng tốc độ tăng trưởng công việc ở mức thấp nhất từ tháng 7/2016, trong khi lượng công việc tồn đọng tăng nhẹ khi sản xuất giảm và tồn kho thành phẩm tăng.
“Vì sản xuất là một trong những lĩnh vực đầu tàu của tăng trưởng kinh tế, bất kỳ sự giảm nhiệt nào đều có khả năng dẫn tới lòng tin bị suy giảm. Thực tế, trong tháng 5, các nhà sản xuất đã rất lo ngại về cầu của khách hàng, khiến cho niềm tin toàn thị trường rớt xuống mức thấp nhất trong vòng gần 4 năm”, HSBC đánh giá.
Tuy nhiên, theo HSBC, việc làm phát giá đầu vào đi xuống tháng thứ 2 liên tiếp giúp cho các công ty có thể giảm giá bán mà không cần phải hạ biên lợi nhuận.
Dù sản xuất và đơn hàng mới chậm lại, nhưng đáng chú ý là xuất khẩu của Việt Nam lại tăng rất tốt, với mức tăng tới 25% so với cùng kỳ trong tháng 5. Mức tăng trưởng của tháng 4 cũng được điều chỉnh lên 21,8% so với mức công bố ban đầu là 16%. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh 28% so với mức 17,2% của tháng trước đó và khu vực trong nước cũng có được cải thiện đáng kể với mức tăng 18,3%, so với mức 9,7% của tháng 4.
Ngoài xuất khẩu, lĩnh vực bán lẻ cũng là một điể sáng của nền kinh tế Việt Nam. Dù quy mô thị trường còn bé (doanh thu 2016 tỷ 90 tỷ USD), nhưng theo HSBC, Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như là một thị trường quan trọng đối với lĩnh vực bán lẻ.
Triển vọng này nhờ vào lực lượng dân số trẻ chiếm phân nửa trong tổng dân số 92 triệu người và thu nhập trung bình hằng đang tăng lên.
“Sự kết hợp giữa sự gia tăng nhanh chóng về thu nhập bình quân của người tiêu dùng Việt và sự nới lỏng các luật lệ đang tạo ra một môi trường hoàn hảo, giúp lĩnh vực bán lẻ phát triển mạnh mẽ”, chuyên gia kinh tế của HSBC cho biết.