Mọi việc đang trở nên ổn định khác thường
Theo HSBC, các nước châu Á đang cùng nhau tăng trưởng kinh tế. Có lẽ mức tăng trưởng không hoàn toàn ấn tượng như từng diễn ra trong các thập kỷ trước, nhưng cũng nên ghi nhận quá trình hồi phục đáng chú ý của các quốc gia này. Thực vậy, một biện pháp kích thích kinh tế triệt để ở Trung Quốc góp phần vực dậy ngành bất động sản và cơ sở hạ tầng đã hỗ trợ việc ổn định sản lượng ở hầu hết các nước trong khu vực. Thêm vào đó, lãi suất thấp kỷ lục và chi tiêu tài chính tăng nhẹ cũng là những yếu tố hỗ trợ.
Vấn đề là tình hình tốt đẹp này sẽ kéo dài trong bao lâu?
Xuất khẩu trong vài tháng gần đây đang khởi sắc nhưng chắc chắn sẽ lại “xẹp xuống” trong bối cảnh nhu cầu của các nước phương Tây rất èo uột. Với tình hình ở trong nước, chính sách nới lỏng tiền tệ thêm nữa đang dần mất tác dụng, thanh khoản đã dư thừa và các bản cân đối tài chính bị phóng đại. Hơn nữa, ngoài Trung Quốc và Nhật Bản, các quốc gia khác không có hứng thú tung thêm một biện pháp kích thích triệt để nào nữa (Philippines là ngoại lệ, nhưng họ cũng sẽ khó xoay chuyển nhu cầu trong khu vực).
“Để quay lại thời kỳ kinh tế huy hoàng, các nước châu Á thực sự cần phải cải cách… Đây là vấn đề chúng tôi đã nói, đang nói và sẽ còn nói mãi”, các chuyên gia kinh tế HSBC nhận định.
Mặc dù năm 2016 đã có một khởi đầu đầy khó khăn nhưng HSBC cho rằng, những ngày đầu của quý IV mọi việc đang trở nên ổn định khác thường. Ngay cả đồng tiền đã hồi phục của Trung Quốc cũng đã lướt qua mùa hè rồi để lại cho các nhà đầu tư một sự vô cảm.
Tương tự, sự kiện Brexit cũng không khiến các nhà đầu tư châu Á quá lo lắng. Kinh tế của các nước trong khu vực phục hồi và niềm tin hơn nữa ở các thị trường tài chính đã khiến các quốc gia này có nhiều việc để làm, trong khi chính phủ Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ đề ra một mức tăng trưởng sàn thông qua việc tung ra một chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng triệt để và thúc đẩy nhu cầu cho bất động sản.
Trong thời điểm hiện tại, xuất khẩu trong tháng gần đây cũng đã tăng với tăng trưởng toàn phần trong thời gian tới đã bớt đáng ngại hơn so với thời kỳ đầu năm. Với các chương trình kích thích tăng trưởng tài chính được thông báo ở Hàn Quốc và Nhật Bản và việc cắt giảm lãi suất được thực hiện gần như toàn khu vực trong 2 quý, cùng chương trình nới lỏng chính sách cũng đã hỗ trợ tăng trưởng ở đâu đó, ít nhất cũng ở mức phụ thêm. Tình hình không quá tệ nếu đánh giá mốc khởi đầu đã không tốt như thế nào hồi đầu năm.
Không nên ngủ quên trên chiến thắng
HSBC cho biết, tăng trưởng vẫn đi lên dù ở mức đáng thất vọng. Tại một số nền kinh tế, nợ vẫn tiếp tục leo thang nhanh, trong khi đó, bất cứ sự hỗ trợ nhỏ nào đến từ bên ngoài rồi cũng sẽ “xì hơi” nhanh chóng khi nhu cầu ở các nước châu Âu tiếp tục ảm đạm cần phải được cải thiện tốt hơn.
Ở Trung Quốc, giá bất động sản tại một số thành phố tăng vọt buộc các nhà quản lý một lần nữa nhẹ nhàng “giật cần kiểm soát” để tiết chế nhu cầu. Tốc độ của các dự án đầu tư mới được triển khai cũng dần giảm nhiệt. Chắc chắn, Trung Quốc phải duy trì đầy đủ các chính sách để đề ra một mức tăng trưởng sàn, nhưng trong năm tới, sản lượng đạt được có thể sẽ giảm thêm một ít.
Ngược lại, trong năm tới Nhật Bản có thể hồi phục nhẹ nhờ vào chương trình kích thích tài chính hào phóng khác. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ phải nỗ lực rất lớn để tạo dấu ấn vào các thị trường trong khi vẫn duy trì sự điều chỉnh thích hợp. Chuyển qua cơ cấu tài khóa dựa vào lãi suất có thể làm cho tình trạng hiện tại trở nên bền vững hơn, nhưng gần đây cũng dấy lên nhiều nghi ngờ về khả năng mở rộng của việc nới lòng tiền tệ tại Nhật Bản.
Cho đến thời điểm hiện tại, chính sách tài khóa sẽ phải làm việc hỗ trợ nặng nhọc.
Hay như 2 quốc gia Úc và New Zealand cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó, Úc vẫn còn đang tái cân bằng khá thành công so với nhiều năm bùng nổ đầu tư khai khác mỏ. Ở cả 2 nền kinh tế này, nhờ vào lãi suất thấp và di cư thuần túy, nhu cầu nhà ở vẫn tiếp tục mạnh mẽ đã đẩy giá tăng. Giá bất động sản ở Hàn Quốc vẫn được duy trì tốt nhưng tăng trưởng có thể sẽ phải chịu đựng nếu nhu cầu xuất khẩu lại yếu và trong khi việc tác động của tái cấu trúc doanh nghiệp ảnh hưởng đến thị trường lao động, ví dụ như ngành đóng tàu.
Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất của Ấn Độ là thiếu đầu tư doanh nghiệp. Trong khi Ấn Độ vẫn tăng trưởng mạnh và Chính phủ có nhiều tiến bộ trong việc cải cách và phát triển cơ sở hạ tầng, các nguồn tín dụng có sẵn đang bị giới hạn bới chất lượng tài sản trong ngành ngân hàng suy giảm. May mắn là một luồng gió mới thuận lợi đã hỗ trợ giữ giá thực phẩm nằm trong tầm kiểm soát, giúp lạm phát giảm và gia tăng dư địa để tiếp tục cắt giảm lãi suất thêm.
Còn tăng trưởng ở Hồng Kong và Đài Loan đáng thất vọng. Chi tiêu cho tiêu dùng và du lịch tại Hồng Kong bị giảm nhưng nhu cầu bất động sản lại hồi phục vào mùa hè vừa rồi thể hiện người mua vẫn duy trì sự nhẫn nại. Nền kinh tế Đài Loan đã có lợi thế từ việc gia tăng chu kỳ sản xuất hàng điện tử trong vài tháng qua, nhưng giống như Hồng Kong, tiêu dùng cá nhân vẫn còn là một lực cản.
Tuy nhiên, điểm sáng của báo cáo là bức tranh về các nước ASEAN. Theo HSBC, Phillipines và Việt Nam vẫn là 2 nước đi đầu. Philippines có mức tăng trưởng cao 7% nhờ vào hoạt động đầu tư nổi trội, trong khi Việt Nam đã hồi phục từ mức tăng trưởng thấp do hạn hán gây ra hồi nửa đầu năm.
Ngoài ra, ở Malaysia, mọi thứ vẫn còn mù mờ nhưng tình hình cũng tương tự tại nước láng giềng Thái Lan mặc dù chi tiêu công có tăng lên. Ở Indonesia, tăng trưởng vẫn ổn định và Chính phủ đang có nhiều tiến bộ trong việc cải cách, trong khi ngân hàng trung ương có dư địa để cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, Singapore đang thoát ra khỏi sự suy yếu của nhu cầu khách quan và đang kiên nhẫn chờ đợi xu hướng đi lên trên toàn cầu.