HOSE: Mất phương hướng?

(ĐTCK-online) Những thông tin kinh tế thế giới đã có tác động tâm lý rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong mấy ngày gần đây. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/3/2008, chỉ số VN-Index đạt mức 588,26 điểm, giảm 27,45 điểm, (tương đương giảm 4,46%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 9.053.140 đơn vị với 10.564 giao dịch thành công, giảm 20,88% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 450 tỷ đồng, giảm 25,74%.

USD lại tiếp tục giảm sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tiếp tục quyết định cắt giảm lãi suất chiết khấu đối với tiền cho các ngân hàng vay trong phiên họp diễn ra chiều tối 16/3. Lần này, Fed đã cắt giảm 25 điểm phần trăm, từ mức 3,5% xuống mức 3,25%/năm. Ngay lập tức thị trường chứng khoán thế giới đã có phiên chao đảo, trong khi giá vàng và giá dầu tăng mạnh. Nguyên nhân khiến các chỉ số hạ là nhà đầu tư lo ngại sự sụp đổ của một tên tuổi lớn như Bear Stearn có nghĩa là sự thắt chặt tín dụng đang tăng cao. Cùng với đó, USD tiếp tục mất giá trầm trọng còn là do khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục giảm lãi suất đêm ngày 18/3 tới.

Sau một phiên tăng giá mạnh lên mức 1032 USD/oz, giá vàng hôm nay đã quay lại mốc 1000 USD/oz. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục đà suy giảm trong phiên giao dịch buổi sáng, ngoại trừ chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã có phiên phục hồi trở lại sau 3 ngày suy giảm mạnh.

 

Trong nước, mặc dù đã qua hạn 17/03/2008 là ngày các ngân hàng phải mua tín phiếu bắt buộc, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngại việc những khoản tiền bị rút ra để mua tín phiếu sẽ là áp lực lớn để ngân hàng tiếp tục bán cổ phiếu cầm cố để bù đắp lại. Thêm vào đó là việc hàng loạt ngân hàng đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ sẽ khiến nguồn cung cổ phiếu sẽ tăng lên nhanh chóng. Chiều nay cũng sẽ diễn ra buổi giới thiệu IPO Habeco mà theo ước tính sẽ hút tới 1.700 tỷ đồng.

 

Những thông tin không mấy sáng sủa đã khiến VN-Index lại phá vỡ mức 600 chỉ trong chưa đầy một tháng.

 

Ngay từ đầu phiên, lệnh bán đã tràn ngập trên khắp bảng giá. Đáng chú ý phải kể đến SSI khi có tới gần 2 triệu cổ phiếu được bán ATO và sàn. Các mã cổ phiếu lớn khác cũng trong tình trạng dự khớp giá sàn với khối lượng bán lớn.

 

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 27,08 điểm, xuống 588,63 điểm (tương đương giảm 4,39%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.593.110 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 182 tỷ đồng. Kết thúc đợt mở cửa, có 148 mã giảm giá, chỉ duy nhất 1 mã tăng giá là TDH, 2 mã đứng giá tham chiếu là SJ1 và TMS  và 2 mã không có giao dịch là DNP, RHC. Số mã giảm sàn lại chiếm ưu thế khi có tới 135 mã (chiếm

 

Kết thúc đợt 2, chỉ số VN-Index giảm 27,07 điểm, xuống 588,64 điểm (tương đương giảm 4,40%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 8.131.560 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 405 tỷ đồng.

 

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index giảm 27,45 điểm, xuống 588,26 điểm (tương đương giảm 4,46%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 9.053.140 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 450 tỷ đồng.

 

Trong tổng số 153 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 1 mã tăng giá là DTT, 3 mã đứng giá tham chiếu BBC, PRUBF1, TDH và có tới 149 mã giảm giá. Số mã giảm sàn tiếp tục tăng lên con số 137 mã.

 

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều giảm giá, trong đó có 8 giảm sàn. STB giảm 2.300 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,96%) chỉ còn 44.100 đồng. DPM giảm 2.500 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,55%) chỉ còn 52.500 đồng. VNM giảm 5.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,27%) chỉ còn 112.000 đồng. PPC giảm 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,85%) chỉ còn 41.200 đồng. VPL giảm 3.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 2,33%) chỉ còn 126.000 đồng. PVD giảm 5.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,31%) chỉ còn 111.000 đồng. FPT giảm 6.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,58%) chỉ còn 125.000 đồng. SSI giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,55%) chỉ còn 73.500 đồng. VIC giảm 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,32%) chỉ còn 88.500 đồng. ITA giảm 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,47%) chỉ còn 85.500 đồng.

 

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là DTT đạt 18.800 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng (tương đương 2,73%) với tổng khối lượng giao dịch là hơn 14 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là ALP khi tụt xuống mức 30.400 đồng/cổ phiếu, giảm 1.600 đồng (tương đương 5,00%) với tổng khối lượng giao dịch là hơn 12 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG, TCT và BMC là 3 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi cùng mất đi 8.000 đồng/cổ phiếu.

 

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là DPM với gần 1,2 triệu đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 52.500 đồng/cổ phiếu, giảm 2.500 đồng (tương đương 4,55%).

 

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 69 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.873.580 đơn vị. Họ chủ yếu tập trung vào đợt mở cửa và khớp lệnh liên tục, đợt khớp lệnh đóng cửa giảm hẳn lượng mua vào TDH là mã được mua vào nhiều nhất với 284.420 đơn vị, tiếp theo là DPM với 255.550 đơn vị. HPG với 146.440 đơn vị. VF1 với 121.590 đơn vị. TAC với 90.000 đơn vị.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

DPM

 52.500

 (2.500)

-4,55%

 1.194.890

STB

 44.100

 (2.300)

-4,96%

 789.580

VFMVF1

 17.100

 (800)

-4,47%

 757.980

PRUBF1

 10.500

 -

0,00%

 551.670

TDH

 99.000

 -

0,00%

 320.940

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

DTT

 18.800

 500

2,73%

 14.450

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

ALP

 30.400

 (1.600)

-5,00%

 12.140

DRC

 66.500

 (3.500)

-5,00%

 1.870

TRC

 66.500

 (3.500)

-5,00%

 22.180

SDN

 28.500

 (1.500)

-5,00%

 6.000

NSC

 26.600

 (1.400)

-5,00%

 16.740