Mặc dù các mối quan tâm đối với nền kinh tế tại Hồng Kông đang dần đánh mất vào tay Trung Quốc đại lục, cũng như các đối thủ trong khu vực, nhưng theo báo cáo hàng năm IMD World Competitiveness Center, Hồng Kông vẫn giữ ngôi vị là nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới.
Báo cáo cho biết, lý do mà Hồng Kông tiếp tục được ghi nhận như thị trường cạnh tranh nhất thế giới là vì áp dụng "khuyến khích đổi mới thông qua mức thuế thấp, đơn giản và không áp đặt các hạn chế về dòng vốn"
Trong một diễn biến khác, báo cáo tài chính được phát hành bởi Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) ngày hôm qua (30/5) thì Thâm Quyến chứ không phải Hồng Kông mới là thành phố có sức cạnh tranh nhất thế giới, sau khi đã "qua mặt" đối thủ của mình từ năm 2015.
Được biết báo cáo IMD được thực hiện sau quá trình khảo sát từ hơn 61 quốc gia phát triển trên thế giới, bao gồm sự tham gia của 5.400 giám đốc kinh doanh dựa trên 4 tiêu chí: mức độ hiệu quả của nền kinh tế, hiệu quả của chính phủ, hiệu quả kinh doanh và chất lượng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, khảo sát từ CASS lại chủ yếu tập trung vào đổi mới và các yếu tố phát triển khác.
Hồng Kông từng được xếp ở vị trí đầu bảng trong năm 2012 dựa theo bảng xếp hạng IMD, tuy nhiên đã đánh mất vào tay Hoa Kỳ trong 3 năm tiếp theo. Singapore là nền kinh tế Châu Á duy nhất còn sót lại trong danh sách top 10 thành phố cạnh tranh nhất thế giới năm nay, và đứng ở vị trí thứ tư.
Giáo sư Arturo Bris, Giám đốc của IMD cho biết, Singapore trong những năm gần đây đang cho thấy sự nỗ lực nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện nhưng không kém phần cạnh tranh và thực sự xứng đáng để góp mặt trong danh sách.
Ông cũng cho biết, Hồng Kông mặt khác được đánh giá là cửa ngõ cho các mối đầu tư trực tiếp từ phía bên ngoài Trung Quốc đại lục, hay "nền kinh tế siêu cường mới trên thế giới", sẽ tập trung tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới có thể tiếp cận thị trường một cách dễ dàng.
Ở chiều ngược lại, giáo sư Bris cho biết Mỹ đã "không còn khả năng duy trì sự thống trị của nó", sau khi bị rớt xuống vị trí thứ 3 trong cuộc khảo sát giữa năm nay, sau Thụy Sĩ.
Đại diện của IMD còn cho biết, nhiều quốc gia châu Á khác như Đài Loan, Malaysia và Indonesia đều đã suy giảm đáng kể thứ hạng trong bảng xếp hạng về mức độ cạnh tranh kể từ năm 2015 bởi các lý do tiêu cực như giá hàng hóa thấp, đồng USD tăng mạnh, và cơ sở hạ tầng mất cân đối.