Hơn nửa triệu người là nạn nhân của làn sóng sa thải trên toàn cầu trong 6 tháng qua

Hơn nửa triệu người là nạn nhân của làn sóng sa thải trên toàn cầu trong 6 tháng qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hiện tượng sa thải nhân viên chỉ tập trung vào một số công ty lớn và một số ngành nhất định. Trong 6 tháng qua, đã có hơn 538.000 việc làm bị cắt giảm trên toàn cầu. 

Tờ báo Thụy Sỹ SonntagsZeitung đã đưa tin, Ngân hàng UBS có thể sa thải tới 36.000 nhân viên, tương đương giảm tới 30% lực lượng lao động như một phần của việc tiếp quản đối thủ lâu năm Credit Suisse, điều này sẽ khiến họ trở thành công ty sa thải nhiều nhân viên nhất trên thế giới trong 6 tháng qua.

Chủ tịch Credit Suisse Axel Lehmann đã xin lỗi tại cuộc họp cổ đông thường niên của ngân hàng vì đã không cứu được ngân hàng 167 năm tuổi đời này.

Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ vẫn cho thấy dấu hiệu mạnh mẽ khi có thêm 311.000 việc làm mới trong tháng 2.

Trong năm 2022, 140.000 việc làm đã bị cắt giảm từ các công ty công nghệ. Theo Crunchbase, xu hướng này có thể sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2023. Hệ quả từ làn sóng cắt giảm nhân sự kéo dài từ năm 2022 khiến năm 2023 có khởi đầu tồi tệ nhất kể từ năm 2009 với 52.000 việc làm bị cắt giảm chỉ trong một tuần của tháng 1. Trong đó, theo các số liệu trong đầu năm 2023, thị trường công nghệ đã cắt giảm hơn 94.000 nhân sự.

Không một ngách nào trong lĩnh vực này không bị ảnh hưởng, những ông lớn như Microsoft cũng đã cắt giảm 10.000 việc làm, Alphabet (công ty mẹ của Google) đã cắt giảm 12.000 việc làm và số lượng nhân sự bị buộc nghỉ việc tại Amazon là 18.000 người.

Tính rộng ra trong 6 tháng qua kể từ đầu tháng 10/2022, các công ty trong các lĩnh vực đã sa thải gần 538.000 nhân viên trên khắp thế giới.

Chỉ đứng sau UBS, Amazon đã "xoá sổ" 30.000 việc làm trong đợt sa thải gần đây nhất vào ngày 20/3. Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook) chiếm vị trí thứ ba, với 21.000 vị trí bị loại bỏ. Nhưng đó chỉ là ba trong số 760 công ty đã cắt giảm hơn nửa triệu việc làm kể từ tháng 10/2022, với mức sa thải trung bình khiến lực lượng lao động của các công ty bị thu hẹp 10%. Ngoài ra, còn 108 công ty khác đã cắt giảm nhân sự nhưng không nêu rõ số lượng nhân viên bị sa thải là bao nhiêu.

Lĩnh vực công nghệ ghi nhận đợt sa thải hàng loạt lớn nhất, chiếm gần 1/3 tổng số vị trí bị cắt giảm. Các lãnh đạo cho biết, công ty đã tuyển dụng quá nhiều nhân lực khi nhu cầu về dịch vụ của họ tăng cao trong đại dịch. Kế hoạch điều chỉnh này không phải là yếu tố duy nhất giải thích cho việc sa thải công nghệ gần đây, nhưng đây là yếu tố quyết định nhất kể từ khi bong bóng dot-com bùng nổ vào năm 2000.

Việc sa thải hàng loạt đã khiến nhiều nhân viên ở Thung lũng Silicon choáng váng, những người từ lâu đã được hưởng mức lương hậu hĩnh và những lợi ích hấp dẫn. Ban lãnh đạo các công ty công nghệ đã hứa với các nhà đầu tư về một kỷ nguyên "thắt lưng buộc bụng" mới.

Ngành công nghệ sa thải nhiều nhân viên nhất trong 6 tháng qua. Nguồn: Bloomberg Lưu ý: Dữ liệu bao gồm các đợt sa thải được công bố với số lượng công việc hoặc tỷ lệ lực lượng lao động bị cắt giảm từ ngày 1 tháng 10 năm 2022 đến ngày 3 tháng 4 năm 2023

Ngành công nghệ sa thải nhiều nhân viên nhất trong 6 tháng qua. Nguồn: Bloomberg

Lưu ý: Dữ liệu bao gồm các đợt sa thải được công bố với số lượng công việc hoặc tỷ lệ lực lượng lao động bị cắt giảm từ ngày 1 tháng 10 năm 2022 đến ngày 3 tháng 4 năm 2023

Làn sóng giảm nhân sự không chỉ diễn ra trong lĩnh vực công nghệ. Các lĩnh vực khác như truyền thông, tài chính, chăm sóc sức khỏe, bất động sản và năng lượng cũng ghi nhận tỷ lệ sa thải trung bình tương đương hoặc lớn hơn, mặc dù tổng số việc làm bị cắt giảm nhỏ hơn lĩnh vực công nghệ. Như trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mức sa thải trung bình là 21% với hơn 130 đợt cho thôi việc. Tỷ lệ trên chủ yếu do những đợt cắt giảm nhân sự lớn tại các công ty khởi nghiệp nhỏ như Rubius Therapeutics Inc., công ty này đã sa thải đến hơn 80% nhân viên vào tháng 11/2022.

Lĩnh vực tiêu dùng không thiết yếu cũng đã giảm hơn 110.000 việc làm do nhu cầu giảm và doanh số bán hàng tại các sàn thương mại như Amazon không như kỳ vọng. Goldman Sachs Group Inc. và các ngân hàng lớn khác đã cắt giảm hàng nghìn việc làm bất chấp những hy vọng về một “cuộc hạ cánh mềm” trên thị trường tài chính Mỹ.

Một số công ty tiêu biểu sa thải nhân viên trong các lĩnh vực. Nguồn: Bloomberg.

Một số công ty tiêu biểu sa thải nhân viên trong các lĩnh vực. Nguồn: Bloomberg.

Các công ty năng lượng nằm trong nhóm ít bị ảnh hưởng nhất khi có chưa tới 4.000 việc làm bị cắt giảm. Các công ty dầu mỏ lớn như Exxon Mobil và Chevron đã thu về lợi nhuận kỷ lục và tuyên bố mua lại cổ phiếu hơn khi cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến giá năng lượng tăng vọt.

Trong các lĩnh vực, an ninh và sự ổn định đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều người lao động. Khoảng 4 triệu người lao động Mỹ đã xin nghỉ việc vào tháng 2, dù mức này thấp hơn với mức cao nhất trong thời đại Covid nhưng vẫn cao hơn mức trước đại dịch.

Nhìn chung, việc sa thải nhân viên vẫn tập trung vào một số công ty lớn và một số ngành nhất định. Gần một nửa số việc làm bị cắt giảm trong 6 tháng qua được ghi nhận ở 20 công ty, bao gồm cả những tên tuổi lớn như FedEx, Ikea và Philips.

Danh sách 20 công ty lớn đã cắt giảm hơn 240.000 việc làm. Nguồn: Bloomberg.

Danh sách 20 công ty lớn đã cắt giảm hơn 240.000 việc làm. Nguồn: Bloomberg.

Theo một báo cáo mới từ Janco Associates, thị trường việc làm công nghệ sẽ phát triển chậm chạp trong năm 2023. Theo đó, họ dự đoán thị trường việc làm CNTT của Mỹ sẽ tăng 174.000 việc làm vào năm 2023, giảm nhẹ so với 186.300 việc làm được thêm vào năm 2022. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực công nghệ Mỹ trong năm 2022 đã giảm xuống 1,8% trong tháng 12, so với tỷ lệ thất nghiệp chung của quốc gia là 3,5%.

Theo dữ liệu từ Indeed, các công việc thống trị bảng xếp hạng việc làm tốt nhất trong lĩnh vực công nghệ năm 2023, bao gồm: nhà phát triển full-stack (lương trung bình hàng năm là 129.637 USD), kỹ sư dữ liệu (lương trung bình hàng năm là 135.260 USD) và kỹ sư đám mây (lương trung bình hàng năm là 133.114 USD).

Tin bài liên quan