Diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp khi số ca bệnh ngày càng gia tăng ở những điểm nóng (Ảnh minh họa: Reuters).

Diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp khi số ca bệnh ngày càng gia tăng ở những điểm nóng (Ảnh minh họa: Reuters).

Hơn 660.000 người mắc Covid-19 trên thế giới trong 24 giờ

0:00 / 0:00
0:00

Thế giới tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới về số ca bệnh Covid-19 tăng mạnh trong 24 giờ, trong đó vùng dịch lớn nhất - Mỹ - tăng thêm 1 triệu ca sau 1 tuần.

Theo AFP, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận số ca Covid-19 cao chưa từng có trong 1 ngày vào cuối tuần qua.

Ngày 14/11, thế giới có thêm 660.905 người mắc bệnh và hôm 13/11 là 645.410 trường hợp. Hai mức này đều vượt qua kỷ lục 614.013 ca bệnh ghi nhận hôm 7/11.

Tổng cộng, số ca Covid-19 trên toàn cầu là 54 triệu và số người tử vong vì dịch là 1,3 triệu.

Mỹ đã vượt 11 triệu ca Covid-19, chỉ 1 tuần sau khi nước này đạt mốc 10 triệu. Trong tuần qua, Mỹ có 4 ngày phá kỷ lục thế giới về số ca Covid-19 ghi nhận trong 24 giờ. Theo thống kê của đại học John Hopkins, Mỹ hiện có trên 246.000 người chết vì dịch, nhiều nhất thế giới.

Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson ngày 15/11 đang tự cách ly sau khi ông tiếp xúc với một nghị sĩ dương tính với Covid-19 trong một cuộc họp kéo dài 35 phút. Hồi đầu năm, ông Johnson từng phải nhập viện để trị Covid-19. Anh hiện có hơn 1,4 triệu ca Covid-19 và hơn 52.000 người thiệt mạng vì dịch.

Tại châu Âu, làn sóng lây nhiễm Covid-19 tiếp tục bùng phát trở lại khi các vùng dịch như Pháp, Tây Ban Nha, Italia đều ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Một số quốc gia đã ban hành lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại cứng rắn để ngăn dịch bùng phát.

Pháp từ cuối tháng trước đã tuyên bố phong tỏa lần 2 sau khi số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục kể từ tháng 4.

Trong khi đó, Áo cuối tuần qua cũng thông báo sẽ phong tỏa 3 tuần, bắt đầu từ 17/11 để kiểm soát dịch bệnh trước ngày Giáng sinh. Số ca bệnh mới mỗi ngày tại Áo là 9.586, cao gấp 9 lần con số kỷ lục từ làn sóng lây nhiễm số 1. Áo cũng thông báo sẽ sớm xét nghiệm trên diện rộng để khoanh vùng hạn chế dịch bệnh.

Tại châu Á, Ấn Độ vẫn đang là điểm nóng với 8,8 triệu ca bệnh và 130.000 người chết. Họ là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.

Tin bài liên quan