Hoàn thiện khung pháp lý thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Năm 2022 đầy khó khăn, thách thức với hậu quả của dịch Covid-19, tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, chưa được dự báo trước.

Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Trong bối cảnh đó, tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 đã phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực; đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. GDP cả năm tăng hơn 8%, cao nhất trong nhiều năm qua. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, ước cả năm dưới 4%; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm (an ninh lương thực được bảo đảm, xuất khẩu nông sản trên 50 tỷ USD, xuất khẩu gạo đạt gần 7 triệu tấn), thu đủ chi, xuất đủ nhập (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 700 tỷ USD, xuất siêu trên 11 tỷ USD); bảo đảm đủ năng lượng cho sản xuất và đời sống với giá cả phải chăng; thị trường lao động phục hồi tốt, cơ bản đáp ứng nhu cầu lao động. Đời sống nhân dân được bảo đảm và cải thiện, năm nay nhìn chung cao hơn năm ngoái…

Chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm, nhất là về giữ vững và phát huy đoàn kết, thống nhất; bám sát tình hình, phản ánh chính sách kịp thời, hiệu quả; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác; đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Năm 2023, cần tăng cường quản lý giá, thị trường; thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm cung - cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường; phối hợp tốt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, kiểm soát lạm phát trong phạm vi mục tiêu Quốc hội quyết định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục củng cố, phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp. Chúng ta tôn trọng quy luật thị trường nhưng khi cần thiết, trong bối cảnh không bình thường thì Nhà nước phải có sự can thiệp, xây dựng cơ chế, chính sách để giải quyết, doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại, người dân cũng phải cộng tác trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Trong đó, với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, tổ chức phát hành trái phiếu chủ động đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tế và theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Cần tập trung hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phấn đấu nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng kế hoạch đề ra.

Tin bài liên quan