Vì sao Hòa Phát lại “mạnh tay” như vậy? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát về vấn đề này.
Ông có thể chia sẻ đôi điều về dự án sản xuất thép mà Hòa Phát đang đầu tư?
KLH gang thép Hòa Phát đặt tại tỉnh Hải Dương được chia làm hai giai đoạn, có tổng vốn đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng. Trong đó, hơn 2.000 tỷ đồng để đầu tư nhà máy sản xuất than coke và nhiệt điện. Chúng tôi áp dụng công nghệ lò cao, tức là sản xuất thép theo quy trình khép kín từ quặng sắt tới thép xây dựng thành phẩm. Ở mỗi giai đoạn đều có các hạng mục chính như lò cao, lò trộn nước gang, lò thổi oxy, máy đúc phôi vuông liên tục, khu thiêu kết, dây chuyền cán thép và nhiều khu phụ trợ khác.
Giai đoạn 1 có công suất 350.000 tấn đã đi vào hoạt động ổn định từ năm 2010 và đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho thép Hòa Phát trên thị trường, với chi phí giá thành thấp hơn nhiều so với các đơn vị cùng ngành, chất lượng sản phẩm luôn ổn định. Và hiện nay, chúng tôi sắp hoàn thành đầu tư dự án giai đoạn 2 với công suất lớn hơn, cụ thể là 500.000 tấn/năm. Dự án được bắt đầu thực hiện từ quý I/2012.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường thép Việt Nam đang trong tình trạng cung vượt cầu, hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với thép nhập lậu giá rẻ từ Trung Quốc. Vì sao Hòa Phát vẫn tiếp tục đẩy mạnh triển khai giai đoạn 2 KLH, thưa ông?
Thép là sản phẩm trọng yếu với bất kỳ nền kinh tế nào và việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt
Thị trường có khó khăn, có cạnh tranh thì mới sàng lọc và tạo cơ hội cho doanh nghiệp có nền tảng thực sự phát triển hơn, khẳng định thương hiệu. Tôi nghĩ, Việt
Thực tế, sau gần 4 năm đi vào hoạt động (từ cuối năm 2009), hiệu quả của giai đoạn 1 đã chứng minh việc Hòa Phát đầu tư sản xuất thép quy mô khép kín là hoàn toàn đúng đắn. Trong giai đoạn 2010 - 2012, KLH luôn có đóng góp khoảng 26 - 30% tổng doanh thu và hơn 20% lợi nhuận của toàn Tập đoàn. Việc sản xuất thép theo công nghệ lò cao, khép kín, đồng thời chủ động mọi nguồn nguyên liệu như quặng sắt, than coke và khoảng trên 40% tổng lượng điện cho sản xuất đã giúp Hòa Phát đạt tỷ suất lợi nhuận vượt bậc so với trung bình ngành sản xuất thép trong nước.
Mặt khác, Hòa Phát có tiềm lực tài chính mạnh, đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm, nên chúng tôi không có lý do gì phải ngần ngại khi đẩy mạnh giai đoạn 2 của KLH, dự án mà chúng tôi coi là “cú đấm thép” trong chiến lược trở thành một trong các nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam.
Theo tính toán của ông, sau khi hoàn thành cả hai giai đoạn, KLH sẽ có đóng góp như thế nào vào tăng trưởng doanh thu của Tập đoàn Hòa Phát?
Dự kiến, đến đầu tháng 9/2013, toàn bộ các hạng mục thuộc giai đoạn 2 - Khu liên hợp gang thép Hòa Phát sẽ đi vào hoạt động đồng bộ. Trong giai đoạn 2, chúng tôi đầu tư công nghệ mới và hiện đại hơn so với giai đoạn 1, áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn nên việc vận hành sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Như vậy, trong năm 2013, cả KLH có thể đạt sản lượng gần 500.000 tấn thép xây dựng sau khi giai đoạn 2 đi vào hoạt động, đóng góp khoảng trên 6.000 tỷ đồng doanh thu, tương đương 34% kế hoạch doanh thu của toàn Tập đoàn năm 2013. Sau khi giai đoạn 2 sản xuất ổn định, đạt công suất thiết kế từ năm 2014, chắc chắn KLH sẽ còn đóng góp lớn hơn nữa vào tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận của Hòa Phát.