Cụ thể, ngày 22/4, bờ biển thuộc vịnh Puerto Marqués, bang Guerrero, Mexico, bỗng nhiên phát sáng vào ban đêm.
Được biết đây là phản ứng sinh hóa tạo ra bởi các sinh vật phù du trên bãi biển.
Các phương tiện truyền thông đại chúng của Mexico nhanh chóng đưa tin về hiện tượng hiếm gặp này và cho biết phải 60 năm nay những bãi biển ở Acapulco mới phát sáng vào ban đêm.
Phần lớn mọi người đều cho rằng sự thiếu vắng các hoạt động của con người do giãn cách xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.
Nhà sinh vật học Enrique Ayala Duval cho biết ánh sáng được tạo ra do kết quả của hiện tượng phát quang sinh học.
Tuy nhiên, nhà sinh vật học Enrique Ayala Duval đã phủ nhận điều này và giải thích: "Đây đơn giản là hiện tượng phát quang sinh học. Xảy ra do phản ứng sinh hoá phụ của luciferin, oxy phân tử và adenosine triphosphate, nằm bên trong hàng nghìn bào quan hình cầu trên tế bào chất của các sinh vật phù du. Kết hợp với nhau tạo ra hiện tượng nước biển có màu huỳnh quang và phát ra ánh sáng".
"Có một giả thuyết khác nữa nói rằng phát quang sinh học ngày nay là kết quả của một quá trình tiến hóa. Ban đầu, bầu khí quyển có nồng độ oxy bằng 0. Oxy tăng dần do sự hiện diện của các sinh vật quang hợp. Các sinh vật giải phóng oxy và gây độc cho chúng bằng phản ứng phát quang sinh học".
Sau khi những hình ảnh và đoạn phim về bãi biển Acapulco phát sáng trong đêm được lan truyền, nhiều người dân đã tìm đến đây để tụ tập và tắm biển. Hành động này đã bị truyền thông nước này lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Hiện tượng bãi biển phát sáng do tảo trước đây cũng được quan sát thấy ở nhiều nơi như trên bãi biển dọc đảo Holbox (thuộc bang Quintana Roo, Mexico) hay ở Công viên Quốc gia Chacahua (thuộc bang Oaxaca, Mexico)...