Khi Lehman Brothers sụp đổ vào năm 2008, Zoltan Poszar, nhà phân tích của Credit Suisse đã nhận thấy các mối liên kết chưa được nghiên cứu rõ ràng trong hệ thống tài chính của thị trường có thể tạo ra những cú sốc bất ngờ như thế nào, đặc biệt là trong lĩnh vực mua lại ba bên (nơi các khoản vay ngắn hạn được mở rộng đối với tài sản thế chấp giữa nhiều bên).
Tuy nhiên, hiện nay, ông Poszar đang cân nhắc liệu một phản ứng dây chuyền tương tự có thể xảy ra như thế nào do các lệnh trừng phạt của phương Tây lên các thể chế của Nga hay không.
Rất may, hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy có vấn đề nghiêm trọng trong các hệ thống tài chính đó, chứ đừng nói đến một cú sốc Lehman Brothers.
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu căng thẳng ở một số góc của thị trường. Cổ phiếu của ngân hàng châu Âu đã bị bán tháo trong bối cảnh lo ngại về các khoản vay của họ đối với Nga. Có lo ngại rằng một số quỹ thị trường mới nổi sẽ bán tháo tài sản không phải của Nga để bù lỗ cho các khoản nắm giữ của Nga đang bị đóng băng. Và cũng có tin đồn giữa các nhà giao dịch về việc liệu sự thay đổi mạnh mẽ của giá hàng hóa hoặc lãi suất có gây ảnh hưởng xấu đến một số quỹ đầu cơ sử dụng đòn bẩy quá mức hay không; ký ức về sự sụp đổ năm 1998 của quỹ Long-Term Capital Management đang được hồi sinh.
Điều có lẽ đáng chú ý nhất về các thị trường trong tuần này là hệ thống tài chính toàn cầu đã tiếp tục hoạt động trơn tru khi đối mặt với “cú sốc và nỗi kinh hoàng” chưa từng có về tài chính.
Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là quy mô tổng thể của các tài sản tài chính của Nga là tương đối nhỏ so với toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng khác là các nhà quản lý và nhà đầu tư phương Tây có kỹ năng đối phó với các cú sốc hơn so với trước năm 2008 - vì họ đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, đại dịch Covid và một thập kỷ nới lỏng định lượng.
Tuy nhiên, tác động đầy đủ của các biện pháp trừng phạt vẫn chưa thực sự lan tỏa trong hệ thống nên vẫn còn quá sớm để cho rằng các lệnh trừng phạt sẽ không tạo ra sóng gió nào mới. Việc chính thức loại trừ 7 ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT chỉ có hiệu lực vào ngày 12/3. Ngoài ra, chúng ta sẽ không biết việc đóng băng tài sản của Nga sẽ diễn ra như thế nào xung quanh các hợp đồng liên kết.
Mặc dù còn quá sớm để đưa ra tất cả rõ ràng, các nhà đầu tư cho biết hệ thống thị trường tài chính toàn cầu dường như vẫn hoạt động ổn định ngay cả khi cổ phiếu và lợi tức trái phiếu chính phủ giảm và giá dầu và các hàng hóa khác tăng vọt.
“Mọi người đang căng thẳng. Mọi người đang sợ hãi ngay bây giờ. Nhưng tôi không nghĩ điều này sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát”, John O’Connell, giám đốc danh mục đầu tư tại Garda Capital Partners cho biết.
Adam Tooze, giáo sư tại Đại học Columbia lưu ý rằng, điểm chính mà các nhà đầu tư cần hiểu là: “Nguồn dự trữ tích luỹ của Nga, giống như tích lũy dự trữ của các nhà sản xuất dầu và khí đốt khác như Na Uy hoặc Ả Rập Xê Út là một nguồn tài trợ nhận được từ các thị trường phương Tây - một phần của chuỗi giao dịch phức tạp hiện có thể bị đe dọa bởi các lệnh trừng phạt”.