Năm 2012 được đánh giá là một năm “vất vả” đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, ông nhìn nhận về khả năng phát triển như thế nào?
Năm 2012, một số lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô đã đạt được những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong chính sách ổn định tiền tệ. Lạm phát thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 8% đề ra, chỉ còn 6,81%, đồng thời lãi suất cũng giảm. Cán cân thương mại cũng được cải thiện, góp phần làm tăng lượng dự trữ ngoại tệ. Chính sách hợp lý của Chính phủ là ưu tiên ổn định nền kinh tế hơn chú trọng tăng trưởng GDP đã đạt được thành quả tốt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều khó khăn, dẫn tới cầu trong nước và thế giới suy giảm nhiều, số lượng DN giải thể và phá sản tăng cao. Việc khó tiêu thụ được hàng hoá khiến rất nhiều DN không có nhu cầu vay vốn và đầu ra của ngân hàng gặp khó khăn. Đó là thách thức chung của ngành ngân hàng.
Bên cạnh đó, có một vấn đề là trước đây, các ngân hàng mạnh và yếu “bắt tay” nhau, còn cả hai đều hơi yếu thì không bắt tay nhau được, điều này sẽ ảnh hưởng đến công cuộc hợp nhất, sáp nhập (M&A) trong hệ thống ngân hàng thời gian tới.
Về tổng thể, khó khăn trong hệ thống ngân hàng vẫn đang trước mắt. Khó khăn trải qua mới là tập 1, còn tập 2 đang ở phía trước, có vượt qua được hay không còn phụ thuộc vào nền kinh tế có được phát triển, cầu có được kích, cung có được tăng; nghĩa là phụ thuộc vào hoạt động của đầu tư công, thu hút vốn đầu tư…
Tôi tin rằng, với sự chèo lái của Chính phủ, kinh tế sẽ hồi phục sau hai năm nữa và hồi phục hoàn toàn vào năm 2017. Đây là thời điểm không nhiều “đại gia cũ” của Việt Nam vượt qua được sóng gió và phát triển, còn các “đại gia mới” trong nước, nước ngoài bắt đầu xuất hiện và tự khẳng định mình, cũng như các cơ chế kinh tế sau thời kỳ thí điểm bắt đầu đi vào thực tế phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam khởi sắc.
Với LienVietPostBank, thách thức sẽ là gì từ nay đến năm 2017?
LienVietPostBank ra đời đúng thời kỳ khủng hoảng (2008), tìm cơ hội trong những khó khăn chung và đã có được những kết quả nhất định. Sau 5 năm, tổng tài sản Ngân hàng đạt hơn 70.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 6.460 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 7.391 tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt 57.628 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 29.325 tỷ đồng, lợi nhuận hàng năm xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt, mạng lưới giao dịch của Ngân hàng chỉ qua thương vụ sáp nhập Tiết kiệm Bưu điện sau 1 năm đã phát triển bằng 100 năm. Những kết quả đạt được như vậy cũng là thách thức rất lớn đối với toàn thể cán bộ LienVietPostBank trong thời gian tới khi dự kiến đến năm 2017, tổng tài sản đạt 200.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.000 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức 15% và vốn điều lệ tăng lên 15.000 tỷ đồng.
Vậy Ngân hàng sẽ làm gì để vượt qua những thách thức trên, thưa ông?
Thứ nhất, giữ được nguồn vốn đã có và huy động thêm nguồn vốn giá rẻ là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt năm 2013 và 5 năm tới của LienVietPostBank, nhằm tránh bẫy thanh khoản có thể xảy ra.
Thách thức chung của hệ thống ngân hàng là nhu cầu vay vốn giảm
Thứ hai, tập trung xử lý nợ xấu và nợ có vấn đề tiềm ẩn rủi ro, đồng thời thực hiện thu hồi vốn đã cho vay nhằm tránh thất thoát vốn để tăng thu nhập và bổ sung nguồn vốn cho vay mới.
Thứ ba, khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế ngày càng rõ rệt, nhưng “trong nguy có cơ” nên vốn cho vay ra chỉ hiệu quả khi ngân hàng có các sản phẩm phù hợp. Vì thế, trước mắt, LienVietPostBank tập trung vào các sản phẩm bán lẻ, tìm thị trường tương ứng, như cho vay thông qua liên doanh, liên kết với cổ đông chiến lược, thanh toán biên mậu Trung Quốc, thắt chặt điều kiện cho vay bán buôn.
Thứ tư, tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế để đưa ra giải pháp “cắt lãi” hoặc “cắt lỗ” các sản phẩm phái sinh đã đầu tư ra quốc tế thời gian qua nhằm thu hồi vốn kịp thời trong năm 2013 và tìm các sản phẩm mới phù hợp, hiệu quả cho những năm tới.
Thứ năm, phát động phong trào “Phân tích hoạt động kinh tế” sâu rộng, thường xuyên nhằm đúc kết, phát hiện kịp thời những cái được và chưa được trong hoạt động toàn hệ thống LienVietPostBank và từng chi nhánh, bộ phận nghiệp vụ; chú trọng hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm toán; kiểm soát trước, trong và sau mọi hoạt động nghiệp vụ, tránh tình trạng “giật mình” chạy theo hậu quả đã rồi.
Thứ sáu, tập trung tư duy nâng chất lượng các hoạt động: quản trị nguồn nhân lực, quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế, văn hóa DN, định vị thương hiệu tập thể và cá nhân.
LienVietPostBank dự tính sẽ là một ngân hàng như thế nào trong con mắt khách hàng?
Trong 5 năm tới, Ngân hàng dành thời gian 2 năm đầu tập trung củng cố, tái cơ cấu, giữ ổn định những thành quả đạt được trong 5 năm đầu thiết lập hoạt động, phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại, tạo lực đủ mạnh cho sức bật 3 năm sau (2015 - 2017) và khẳng định được vị thế trong Top 5 NHTMCP mạnh nhất Việt Nam, trong đó thuộc Top 2 NHTMCP có mạng lưới bán lẻ lớn và hiệu
quả nhất.
Nhưng trên tất cả, khách hàng sẽ nhìn thấy sự khác biệt của Ngân hàng trong quản trị điều hành với 18 chữ vàng: “Tâm huyết - Đổi mới - Minh bạch - Đoàn kết - Lắng nghe -Thấu hiểu - Bàn bạc - Quyết định - Quyết liệt”; gắn xã hội trong kinh doanh, thượng tôn pháp luật; đối với thương trường: chỉ có đối tác, không có đối thủ; đối với cán bộ - nhân viên: sống bằng lương, giàu bằng thưởng; ba điều hướng tâm của LienVietPostBank là: không có con người - dự án vô ích, không có khách hàng - ngân hàng vô ích; không có Tâm-Tín-Tài-Tầm thì LienVietPostBank vô ích và đặc biệt, giá trị văn hóa cốt lõi là Kỷ cương - Sáng tạo - Nhân bản.
Ngân hàng có mở cửa đón nhà đầu tư nước ngoài tham gia với tư cách là nhà đầu tư chiến lược, thưa ông?
Ban lãnh đạo Ngân hàng đánh giá rất cao về quản trị điều hành của các tổ chức nước ngoài và cho rằng, đó là điều cần thiết nhất, nhưng chúng tôi vẫn phân vân nếu áp dụng ngay sẽ có những khó khăn nhất định. Ở Việt