Ngoài ra, đã thực hiện miễn giảm lãi cho 6.427 khách hàng với dư nợ 125.242 tỷ đồng, số lãi được miễn giảm khoảng 300 tỷ đồng.
Đồng thời, các tổ chức tín dụng đã tích cực triển khai các chương trình, gói sản phẩm tín dụng ưu đãi lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường từ 0,5 - 3%/năm. Hiện nay, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới đối với 354.286 khách hàng (trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội 275.000 khách hàng), doanh số cho vay đạt 165.208 tỷ đồng (trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội 12.000 tỷ đồng).
Trong đó, dư nợ tập trung chủ yếu ở một số ngành như: Công nghiệp chế biến, chế tạo (60.000 tỷ đồng); Bán buôn bán lẻ (43.000 tỷ đồng); Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (16.000 tỷ đồng…
NHNN cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án giảm lãi suất vay hộ nghèo và một số đối tượng chính sách. Dự kiến mức giảm từ 10 - 15% đối với một số chương trình cho vay (trong đó giảm mức cao nhất 15% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo), thời gian giảm lãi vay dự kiến từ 01/4/2020 đến 31/12/2020, với tổng số lãi giảm khoảng trên 1.500 tỷ đồng.
Ưu tiên bố trí khoảng 28.000 tỷ đồng (từ một số chương trình trước mắt chưa cấp thiết, vốn thu hồi nợ cho vay quay, nguồn vốn huy động…) để tập trung sẵn sàng giải ngân để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch.
Được biết, sau 2 lần giảm phí trong năm 2020 đã có 63% giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua Napas được tiếp tục giảm phí trực tiếp cho khách hàng sử dụng dịch vụ với sự tham gia của gần 100% các ngân hàng. Theo đó, tổng số tiền phí mà các ngân hàng giảm cho khách hàng trong cả 02 lần giảm phí khoảng 560 tỷ đồng.