Hệ thống ngân hàng bóng tối của Anh đang gây ra những lo ngại nghiêm trọng sau bão bán tháo trên thị trường trái phiếu

Hệ thống ngân hàng bóng tối của Anh đang gây ra những lo ngại nghiêm trọng sau bão bán tháo trên thị trường trái phiếu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu của Anh trong tuần qua khi kế hoạch cắt giảm thuế được chính phủ Anh đưa ra vào ngày 23/9, các nhà phân tích đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về lĩnh vực "ngân hàng bóng tối" của nước này.

Ngân hàng bóng tối - theo cựu chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke định nghĩa - là một tập hợp đa dạng các tổ chức và thị trường thực hiện các chức năng của ngân hàng truyền thống, nhưng nằm ngoài các quy định thông thường của ngân hàng. "Ngân hàng bóng tối" là thuật ngữ bao gồm các công ty bảo hiểm, công ty thế chấp, cửa hàng cầm đồ, các tổ chức cho vay ngắn hạn.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã buộc phải can thiệp vào thị trường trái phiếu sau tình trạng bán tháo mạnh diễn ra trên thị trường trái phiếu chính phủ Anh đã đe dọa sự ổn định tài chính của nước này.

Sự hoảng loạn đặc biệt tập trung vào các quỹ hưu trí - vốn chứa một lượng đáng kể trái phiếu chính phủ Anh - trong khi kỳ vọng lãi suất tăng đột ngột cũng gây ra hỗn loạn trên thị trường thế chấp.

Trong khi sự can thiệp của ngân hàng trung ương mang lại một số ổn định mong manh cho thị trường trái phiếu và đồng bảng Anh, các nhà phân tích đã đánh dấu rủi ro kéo dài trong lĩnh vực ngân hàng bóng tối - các tổ chức tài chính hoạt động như người cho vay hoặc trung gian bên ngoài lĩnh vực ngân hàng truyền thống.

Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown - người từng đưa ra gói giải cứu cho các ngân hàng của Anh trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho biết hôm thứ Tư (5/10) rằng, các cơ quan quản lý của Anh cần phải thắt chặt giám sát của họ đối với các ngân hàng bóng tối.

“Tôi thực sự lo sợ rằng khi lạm phát tăng và lãi suất tăng, sẽ có một số công ty, một số tổ chức gặp khó khăn nghiêm trọng, vì vậy tôi không nghĩ cuộc khủng hoảng này sẽ kết thúc vì các quỹ hưu trí đã được giải cứu lần trước. Tôi cho rằng, cần phải có sự cảnh giác về những gì đã xảy ra với lĩnh vực ngân hàng bóng tối và tôi lo sợ rằng có thể có những cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ xảy ra”, ông cho biết.

Trong những ngày gần đây, thị trường toàn cầu trở nên lo ngại do dữ liệu kinh tế suy yếu, điều này được coi là làm giảm khả năng các ngân hàng trung ương trong việc phải thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn để kiềm chế lạm phát cao ngất trời.

Edmund Harriss, giám đốc đầu tư của Guinness Global Investors cho rằng, trong khi lạm phát sẽ được kiềm chế bởi sự suy giảm nhu cầu và tác động của lãi suất cao hơn đối với thu nhập hộ gia đình và khả năng chi tiêu, mối nguy hiểm là “nhu cầu suy yếu sẽ kéo dài”.

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã nhắc lại rằng, họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát được kiểm soát. Trong khi đó, những thay đổi đột ngột, bất ngờ đối với lãi suất mà đòn bẩy đã tích tụ trong “những góc tối của thị trường” trong giai đoạn lãi suất cực thấp trước đó có thể cho thấy những khu vực “bất ổn cơ bản”.

Nợ mà các tổ chức phi ngân hàng, chẳng hạn như quỹ đầu cơ, công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí nắm giữ càng lớn thì rủi ro tạo ra hiệu ứng gợn sóng thông qua hệ thống tài chính càng cao. Các yêu cầu về vốn của các ngân hàng bóng tối thường được đặt ra bởi các đối tác mà họ giao dịch thay vì các cơ quan quản lý, như trường hợp của các ngân hàng truyền thống.

Điều này có nghĩa là khi lãi suất thấp và thanh khoản dư thừa trong hệ thống, các yêu cầu về tài sản thế chấp này thường được đặt ra khá thấp. Do đó, các tổ chức phi ngân hàng sẽ phải bổ sung tài sản sản thế chấp rất đột ngột khi thị trường sụt giảm đáng kể.

Tin bài liên quan