Đây cũng chính là thế mạnh của HDBank trong quá trình hội nhập và cạnh tranh.
Được tín nhiệm từ các định chế tài chính nước ngoài
HDBank hôm nay đã trở thành một trong những hạt nhân của thị trường tài chính Việt Nam và là một trong những thương hiệu ngân hàng được sự tín nhiệm và yêu thích của mọi tầng lớp dân cư cũng như các đối tác, định chế tài chính nước ngoài.
Những năm qua, HDBank đã đàm phán thành công với nhiều nguồn vốn ủy thác từ các định chế tài chính nước ngoài lên đến hàng chục triệu USD. Nhờ thiết lập được cơ chế đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) một cách chính xác, đơn giản, bộ máy của HDBank dựa trên mạng lưới trải rộng, am hiểu, gắn bó với doanh nghiệp đã bắc nhịp cầu đưa nguồn tín dụng ODA từ JICA với lãi suất ưu đãi tới các DNNVV, phục vụ các dự án trung dài hạn, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp.
Một trong những đột phá của HDBank trong năm 2015 là tiếp tục mở rộng và nâng cao hơn nữa vị thế của Ngân hàng trong việc tham gia quản lý, giải ngân vốn cho nhiều dự án có giá trị lớn của NHTM cổ phần đầu tiên được Bộ Tài chính lựa chọn cho tham gia cho vay lại nguồn vốn ODA. Trong đó, phải kể đến là chương trình cho vay lại hơn 3.000 tỷ đồng để thực hiện Dự án cấp nước Nhơn Trạch giai đoạn 2; tham gia quản lý và cho vay lại tại Dự án thích ứng biến đổi khí hậu cho 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre trị giá 34 triệu USD của tổ chức IFAD. HDBank đóng vai trò là đơn vị chính trực tiếp thẩm định năng lực khách hàng, quản lý và đôn đốc trả nợ vay đúng hẹn tại Dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống mạng lưới điện DPL3 trị giá 200 triệu USD từ World Bank… Đây đều là những dự án được kỳ vọng có hệ số đầu tư ICOR thấp, mà một trong những nền tảng để đạt kỳ vọng đó là vai trò cung cấp, tài trợ tín dụng qua HDBank, giúp dự án tiết giảm chi phí, hướng dòng vốn đến hiệu quả.
Tuy nhiên, với mục tiêu ngày càng tiến sâu hơn vào thị trường tài chính quốc tế, HDBank không ngừng đẩy mạnh chiến lược hợp tác với các định chế tài chính nước ngoài để có nguồn vốn giá rẻ, hỗ trợ cho các khách hàng, nhất là các doanh nghiệp trong nước…
Mới đây nhất, vào ngày 2/3/2016, HDBank ký kết thỏa thuận tham gia Chương trình tài trợ thương mại (Trade Finance Program - TFP) với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Theo thỏa thuận, HDBank sẽ trở thành ngân hàng phát hành trong Chương trình tài trợ thương mại (TFP) của ADB. TFP là một trong các chương trình hỗ trợ tài chính nhằm phát triển kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á. TFP cung cấp khoản bảo lãnh cho các ngân hàng thành viên nhằm tái tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bước đầu, HDBank tham gia chương trình TFP với hạn mức tín dụng là 25 triệu USD.
Nhưng không chỉ nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài giá rẻ cho doanh nghiệp trong nước, hiện HDBank đã đẩy mạnh chiến lược hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài như: Ngân hàng ICBC (Trung Quốc), Hyakugo Bank (Nhật Bản), Hana Bank (Hàn Quốc), Credit Saison (Nhật Bản); mở văn phòng đại diện nước ngoài (Myanmar)...
Tiếp tục vươn mình ra thế giới
Việc HDBank trở thành tổ chức đầu tiên được Bộ Tài chính lựa chọn để cho vay lại vốn ODA đã khẳng định tiềm lực tài chính và niềm tin về một thương hiệu ngân hàng vững mạnh. Đồng thời, việc trở thành thành viên của TFP là sự hiện thực hoá mục tiêu chiến lược của HDBank là trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam có sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, khẳng định vị thế của HDBank trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mới đây, HDBank lại là 1 trong 4 tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước trao tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giải ngân Dự án tín dụng quốc tế ODA, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEFP) năm 2015. HDBank cũng được trao giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất”. Đây là giải thưởng uy tín do Tạp chí Asiamoney, thành viên của Tập đoàn Euromoney tổ chức hàng năm, nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ của các ngân hàng và định chế tài chính trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương và năm nay là năm thứ ba liên tiếp Ngân hàng được nhận giải thưởng này.
Có thể nói, mục tiêu đưa HDBank trở thành NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam và là một thương hiệu được nhận biết trên thị trường tài chính khu vực đang dần được hiện thực hóa bằng hành động theo đuổi những chiến lược trọng tâm: Nâng cao năng lực tài chính, phát triển công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới hoạt động, cải tiến và sáng tạo sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt là hoàn thiện hệ thống quản trị điều hành, để đưa các tiện ích ngân hàng tốt nhất vào cuộc sống, cùng cộng đồng Việt Nam hướng đến tương lai thịnh vượng, phát triển.
Với hệ thống phát triển ổn định, thương hiệu uy tín trên thị trường, điều mà khách hàng của HDBank chờ đợi ở Ngân hàng là dịch vụ chu đáo, chuyên nghiệp, sản phẩm sáng tạo, đáp ứng những chuẩn mực cao, là dịch vụ và sản phẩm luôn hướng tới, thực thi được “Cam kết lợi ích cao nhất”. Song song với hành trình tái cấu trúc, HDBank đã có những đột phá đặc biệt về sản phẩm, dịch vụ riêng biệt trên thị trường, cho thấy sức sống và tính sáng tạo của một ngân hàng có bề dày truyền thống hơn 26 năm, nhưng rất năng động bắt nhịp cùng hơi thở của kinh tế toàn cầu, nội địa đang ngày một biến đổi.
Năm 2015, cột mốc 25 năm thành lập của HDBank đã được đánh dấu bằng sự thay đổi cả về diện mạo hoạt động lẫn vị thế của Ngân hàng nhờ sức mạnh nhân lên sau nhận sáp nhập DaiABank và SGVF (nay là HD Saison Finance). Có thể nói, HDBank đã và đang phát huy các vốn quý về lịch sử, về thương hiệu, về đội ngũ, tiếp tục khẳng định hơn nữa “Cam kết lợi ích cao nhất” cho khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, quy mô mạng lưới rộng khắp cả nước và đang vươn mình ra thế giới nên dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, HDBank vẫn không ngừng lớn mạnh và đạt được những kết quả tốt trong năm 2015.
Kết thúc năm tài chính 2015, tổng tài sản HDBank đạt 102.423 tỷ đồng, vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng, tổng vốn huy động đạt 82.092 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2014. Tổng dư nợ: 67.252 tỷ đồng, tăng 21,88% so với năm 2014. Nợ xấu kiểm soát ở mức 0,97%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất: 836 tỷ đồng. ROA: 0,81%. ROE: 8,92%. Mạng lưới gồm 220 điểm giao dịch; 4.500 điểm giới thiệu dịch vụ tài chính trên toàn quốc. HDBank cũng đã hoàn thành rà soát Data Gap về hệ thống dữ liệu so với Basel II theo tư vấn của công ty nước ngoài hàng đầu và tiếp tục chuẩn bị xây dựng kế hoạch triển khai Basel II (dự kiến sẽ áp dụng vào năm 2018 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).
Tự hào về những kết quả đã đạt được, nhưng HDBank cũng ý thức được những vấn đề còn tồn tại và các rủi ro đang tiềm ẩn như quản trị ngân hàng, chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh, nợ xấu… để cùng nhau cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa. Vì vậy, HĐQT sẽ cùng Ban điều hành chỉ đạo triển khai quyết liệt việc thực hiện kế hoạch 2016 và mục tiêu 5 năm được ĐHCĐ thông qua, hướng tới xây dựng HDBank trở thành Ngân hàng TMCP hiện đại, được quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.
HĐQT HDBank tin rằng, với sự đồng lòng quyết tâm của toàn bộ lãnh đạo và CBNV, với sự tin tưởng của các cổ đông, các đối tác và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý các cấp, HDBank sẽ vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội để thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đã đặt ra. HĐQT cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Ban điều hành và toàn thể CBNV trên con đường đưa mục tiêu của HDBank thành hiện thực.
Trải qua 26 năm hoạt động và phát triển từ một NHTM 100% vốn sở hữu nhà nước, được TP. HCM thành lập với quy mô rất nhỏ, mục đích chính là huy động và cho vay chỉnh trang đô thị TP. HCM, đến nay, HDBank đã trở thành một NHTM cổ phần hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có mạng lưới rộng khắp trong và ngoài nước. HDBank ngày nay có nền tảng vững chắc, đang tăng trưởng vững vàng, tiếp tục chinh phục mục tiêu trở thành ngân hàng Top 5 tại Việt Nam và tiếp tục vươn ra thế giới.