HDBank tích hợp toàn diện yếu tố ESG vào hệ thống quản lý rủi ro, đảm bảo tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững

HDBank tích hợp toàn diện yếu tố ESG vào hệ thống quản lý rủi ro, đảm bảo tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững

HDBank tiên phong công bố Báo cáo Phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK)  “HDBank hiểu rằng ngày mai đến từ hành động ngày hôm nay. Ngân hàng ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong kiến tạo giá trị cho xã hội, bảo vệ môi trường và đóng góp cho sự phát triển của một nền kinh tế xanh, bảo vệ quyền con người, tạo dựng những giá trị bền vững cho tương lai”, ông Kim Byoungho, Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời là Chủ tịch Ủy ban ESG của HDBank khẳng định trong thông điệp của Báo cáo.

Ngày 23/5/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, mã HDB) chính thức công bố Báo cáo Phát triển bền vững năm 2023. Báo cáo có chủ đề “Xanh tươi tư duy, vững bền tăng trưởng”, gồm 195 trang, công bố độc lập với Báo cáo thường niên và được xuất bản trên website của Ngân hàng.

Là ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững trong năm 2024, HDBank chủ động cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch trong quá trình thực thi ESG, những cam kết và kết quả cụ thể

Trên cơ sở 18 tiêu chí của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), Báo cáo Phát triển bền vững và thực thi ESG (về môi trường, xã hội và quản trị) của HDBank bao gồm các thông tin về mục tiêu và những cam kết, chiến lược và quản trị, các nội dung thực thi và hành động, những kết quả HDBank đã đạt được và tầm nhìn cho tương lai. Trong đó, các chỉ số phát triển bền vững liên quan đến môi trường (E), xã hội (S) và quản trị doanh nghiệp (G) được HDBank xây dựng trên cơ sở tham chiếu theo các tiêu chuẩn công bố thông tin được Ủy ban Tiêu chuẩn báo cáo bền vững toàn cầu (GSSB) thiết lập cũng như tham chiếu theo các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc.

Ngân hàng xác định rõ các mục tiêu, tầm nhìn chiến lược trong thực ESG bằng những cam kết mạnh mẽ và các chương trình hành động cụ thể để mang lại lợi ích cao nhất cho các bên hữu quan. HDBank hướng đến mục tiêu Ngân hàng phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Bank), thúc đẩy mục tiêu tài chính xanh, chuyển đổi xanh, tài chính bền vững.

HDBank chủ động cung cấp thông tin về quá trình thực thi ESG, những cam kết và kết quả cụ thể trong Báo cáo Phát triển bền vững

HDBank chủ động cung cấp thông tin về quá trình thực thi ESG, những cam kết và kết quả cụ thể trong Báo cáo Phát triển bền vững

Đối với cộng đồng và xã hội, Ngân hàng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp và tôn chỉ HDBank là nơi làm việc hạnh phúc đối với toàn thể cán bộ nhân viên; tiên phong thực thi mục tiêu tài chính toàn diện với một trong các trụ cột là khách hàng tại các đô thị loại hai và khu vực nông thôn, đồng thời chủ động thực thi trách nhiệm xã hội.

Song song, HDBank nâng tầm hệ thống quản trị ngân hàng theo các chuẩn mực quản trị quốc tế tốt nhất, chủ động tích hợp toàn diện yếu tố ESG vào hệ thống quản lý rủi ro, đảm bảo tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.

Theo báo cáo, trong năm 2023, HDBank đã ban hành quy chế về chính sách ESG và quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng nhằm nâng cao hoạt động bền vững của Ngân hàng trong phục vụ khách hàng và hợp tác với các đối tác.

Nhận thức rõ ý nghĩa của tài chính toàn diện, HDBank đẩy mạnh các, chính sách và chương trình giúp tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nhân, nông dân, tiểu thương, người có thu nhập thấp trên nền tảng ngân hàng số hiện đại nhiều tiện ích.

Chiến lược thực thi ESG tại HDBank mở rộng hoạt động đầu tư, đồng hành trong các lĩnh vực văn hóa - thể thao, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng nhà ở - giao thông..., qua đó, góp phần cùng trí tuệ, tài năng của Việt Nam vươn tầm thế giới như với cờ vua, bóng đá futsal...

Bên cạnh đó, các hoạt động an sinh xã hội tại HDBank luôn nhận được sự đồng lòng của trên 17.000 cán bộ nhân viên bằng những hành trình thiện nguyện ý nghĩa trên cả nước. Đây cũng là một trong những giá trị góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần nhân văn để HDBank trở thành nơi làm việc hạnh phúc và 6 năm liên tiếp là nơi làm việc tốt nhất châu Á.

Hướng tới cột mốc 35 năm phát triển bền vững, tiếp sau việc phát hành Báo cáo Phát triển bền vững năm 2023, HDBank đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa các tiêu chí ESG vào hoạt động để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cao theo chiến lược đề ra.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại COP 28 vào đầu tháng 12/2023, trong đó khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư bổ sung 368 tỷ USD, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, cho lộ trình chống chịu và lộ trình phát thải ròng bằng 0. Thống kê cho thấy tài chính khí hậu ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khởi (năm 2020, tài chính khí hậu chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam - hoặc khoảng 0,2% GDP), từ đó cho thấy nhiều cơ hội đối với các tổ chức tín dụng để tìm hiểu và khai thác các sản phẩm tài chính khí hậu trong thời gian tới.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà khẳng định, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Ngành ngân hàng là kênh cung ứng tài chính quan trọng của nền kinh tế và luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững.

Các số liệu mới nhất cho thấy, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm. Đến ngày 30/6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt gần 530.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 45%) và nông nghiệp xanh (31%).

Trách nhiệm với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, HDBank là một trong những ngân hàng thương mại tiên phong trong việc ban hành chính sách về cấp tín dụng xanh, bảo vệ môi trường và xã hội; đồng thời tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ, nhân viên về thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình cấp tín dụng, cũng như tăng cường hoạt động tư vấn và đồng hành cùng khách hàng.

HDBank đã sớm cam kết triển khai các giải pháp giảm thiểu phát thải các-bon từ nhiều năm trước, thông qua các hành động thiết thực, như tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát thải khí nhà kính đến cán bộ nhân viên và trong tham gia truyền thông với cộng đồng.

Về tín dụng xanh, đến năm 2022, HDBank đã giải ngân hơn 11.000 tỷ đồng cho các dự án chuyển đổi xanh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bên cạnh việc tập trung nguồn vốn và phát triển các sản phẩm tài chính dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), đặc biệt với doanh nghiệp SME do phụ nữ làm chủ.

Về thị trường tín chỉ các-bon, HDBank xác định tín chỉ các-bon sẽ là hàng hóa đặc thù trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Khi khung pháp lý đối với thị trường này hoàn chỉnh và việc vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon vào năm 2025 được thực hiện như định hướng của Chính phủ, HDBank sẽ nghiên cứu để chủ động, sẵn sàng các giải pháp hỗ trợ người dân cũng như các doanh nghiệp tham gia thị trường này.

Tin bài liên quan