Số lượng người dùng số trong năm 2021 tăng 1,5 lần so với năm 2020.

Số lượng người dùng số trong năm 2021 tăng 1,5 lần so với năm 2020.

HDBank: Quả ngọt từ chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sớm chuyển đổi số không chỉ mang lại đà tăng trưởng ngoạn mục những năm qua, mà còn định hướng HDBank trở thành “Happy Digital Bank” - ngân hàng số hiện đại, phát triển vì hạnh phúc của mỗi người dân.

Tăng trưởng vượt bậc nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số

Kết thúc năm tài chính 2021, HDBank đã hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh đề ra, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 8.070 tỷ đồng, tăng 39% so với thực hiện năm 2020 và hoàn thành 111% kế hoạch. Trong đó, tổng thu nhập hoạt động vượt 16.758 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập dịch vụ tăng mạnh 103%, đặc biệt là thu nhập dịch vụ tại Ngân hàng mẹ tăng hơn 3 lần nhờ sự đóng góp tích cực từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và dịch vụ thanh toán.

Các chương trình chuyển đổi số, tự động hóa vận hành đạt kết quả khả quan. Số lượng người dùng số trong năm 2021 tăng 1,5 lần so với năm 2020. Số lượng giao dịch qua các kênh số tăng gần hai lần, lên 9,5 triệu giao dịch. Doanh số giao dịch đạt hơn 151.000 tỷ đồng, tăng gần 3 lần.

Từ nhiều năm qua, Ban lãnh đạo HDBank luôn có chủ trương đầu tư mạnh mẽ cho chuyển đổi số với phương châm “Thay đổi là sống còn, số hóa là bắt buộc”.

Với tinh thần luôn đổi mới theo xu hướng phát triển toàn cầu, HDBank đã sớm hướng đến mục tiêu chuyển đổi số toàn diện. Bởi thế, từ nhiều năm qua, Ban lãnh đạo HDBank luôn có chủ trương đầu tư mạnh mẽ cho chuyển đổi số với phương châm “Thay đổi là sống còn, số hóa là bắt buộc”.

Theo lãnh đạo HDBank, trong làn sóng cách mạng 4.0 bùng nổ, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu diễn ra trong hầu hết mọi lĩnh vực, nhất là các ngành liên quan nhiều đến số liệu và dịch vụ, đòi hỏi sự nhanh chóng, chính xác như ngân hàng. Cùng với đó, đại dịch

Covid-19 là chất xúc tác khiến cuộc đua chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn dự định, trở thành yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Với HDBank, việc “số hóa hành trình khách hàng” vừa là đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa để thích ứng với xu thế của thế giới, với 3 lợi ích lớn nhất chuyển đổi số đem lại: Một là mang lại trải nghiệm xuyên suốt và tốt nhất cho khách hàng. Bằng việc ứng dụng công nghệ, HDBank sẽ nhanh chóng cải thiện được những điều “vướng mắc” trước đây ngay từ trong hệ thống cốt lõi, từ đó gia tăng sự hài lòng và gắn kết của khách hàng với Ngân hàng.

Hai là tạo ra giá trị, sản phẩm số mới từ kinh doanh số.

Ba là giúp phân bổ hiệu quả nguồn lực và chi phí, cũng như giảm bớt áp lực vận hành khỏi các công việc thủ công thường thấy trong mô hình truyền thống, nâng cao hiệu suất và sự sáng tạo trong công việc.

Chuyển đổi số là tận dụng thế mạnh công nghệ để tạo ra các giá trị ấn tượng cho khách hàng và doanh nghiệp. Trong hành trình này, mục tiêu chung là mang lại trải nghiệm xuyên suốt tốt nhất cho người dùng, tăng tính gắn kết với thương hiệu, đồng thời cắt giảm, phân bổ hiệu quả chi phí và nguồn lực của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh cái chung, sẽ có những cái riêng nhất định để thể hiện “bản sắc”.

Với HDBank, Ngân hàng sớm nắm rõ tầm quan trọng của việc xây dựng các nền tảng, công cụ số trong thời đại 4.0. Với việc luôn theo sát sự thay đổi của thị trường và tổng hợp các bài học kinh nghiệm từ những ngân hàng đã chuyển đổi số thành công trên thế giới, HDBank đã chọn lọc, định hướng chuyển đổi số phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn với nhiều giải pháp như tập trung vào hành trình khách hàng, thiết kế sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, đảm bảo mang lại giá trị lớn nhất cho khách hàng, tăng tính kết nối trọn đời, trong đó nổi bật là các dự án cải thiện hành trình khách hàng tại quầy, hành trình khách hàng trực tuyến trên điện thoại thông minh với các công nghệ tiên tiến như eKYC, video KYC, OCR, eContract…

Tối ưu vận hành thông qua các dự án tự động hóa quy trình với việc áp dụng robot RPA, ứng dụng voicebot AI vào chăm sóc khách hàng, triển khai vận hành chiến dịch marketing tự động…; thành lập trung tâm chuyển đổi số độc lập và tổ chức làm việc vận hành theo mô hình Agile, tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số bằng các dự án tập trung; thúc đẩy tinh thần chuyển đổi số mạnh mẽ đến các đơn vị khác trong Ngân hàng.

Ngoài việc xây dựng các nền tảng mới, HDBank cũng tập trung nâng cấp số đối với hệ thống vận hành cốt lõi hiện hữu. Trong đại dịch, HDBank đã thể hiện rõ năng lực cũng như tính đúng đắn trong chính sách chuyển đổi số của mình.

Lợi thế hệ sinh thái đa dạng

Tại Đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra, HĐQT HDBank đã trình kế hoạch kinh doanh năm 2022 với định hướng tăng trưởng cao, trong đó thu nhập hoạt động tăng trưởng 23-25% và dịch vụ tiếp tục là động lực chính với doanh thu từ kinh doanh bảo hiểm dự kiến tăng 3 lần, các mảng dịch vụ khác như thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ tín dụng... cũng tăng trưởng cao.

Cụ thể, năm 2022, HDBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 9.770 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện năm 2021, các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE đạt lần lượt 1,92% và 22,2%. Tổng tài sản dự kiến tăng 18% lên 440.439 tỷ đồng; tổng huy động và dư nợ tín dụng tăng lần lượt 17% và 20%, đạt tương ứng 392.683 tỷ đồng và 256.060 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 25% bằng cổ phiếu.

Về phương án phân phối lợi nhuận, sau khi trích lập các quỹ và chi trả quyền lợi cổ đông thiểu số, lợi nhuận có thể sử dụng để chia cổ tức của HDBank là gần 5.350 tỷ đồng, bao gồm lợi nhuận còn lại năm 2021 (5.054 tỷ đồng) và lợi nhuận chưa chia của các năm trước. Trong năm 2022, HDBank có kế hoạch tăng vốn thêm gần 5.231 tỷ đồng thông qua 2 đợt phát hành cổ phiếu, qua đó dự kiến nâng vốn điều lệ lên 25.503 tỷ đồng vào cuối năm, tăng 27% so với hiện tại.

HDBank hiện sở hữu hệ sinh thái đa dạng, bao gồm các lĩnh vực tài chính - hàng không - bán lẻ - tiêu dùng - năng lượng - viễn thông - bất động sản. Đây là cơ sở khách hàng rộng lớn và giàu tiềm năng khai thác, đặc biệt đối với hoạt động bán lẻ.

HDBank ứng dụng công nghệ để chuyển hóa khách hàng của các thành viên trong hệ sinh thái thành khách hàng của mình thông qua hệ thống phân tích nhu cầu, dựa trên hành vi, thói quen tiêu dùng của từng nhóm đối tượng khách hàng và chiến lược marketing số có trọng tâm để đưa ra dịch vụ, sản phẩm phù hợp. Điều này giúp HDBank gia tăng nhanh chóng số lượng khách hàng với chi phí thấp hơn so với các ngân hàng khác.

Hệ sinh thái khách hàng của HDBank có nền tảng rộng lớn, đặc quyền, với cơ sở kết nối hàng chục triệu khách hàng, hàng chục nghìn đại lý thông qua 3 trụ cột chính: Ngân hàng (HDBank), tài chính tiêu dùng (HD SAISON) và hàng không (Vietjet Air).

Đây là lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng trong việc đưa HDBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, mang lại hiệu quả lớn từ khai thác bán chéo sản phẩm - dịch vụ, sự bền vững trong việc gia tăng quy mô, hiệu quả hoạt động, đặc biệt là thu phí dịch vụ.

Theo đó, việc ứng dụng chuyển đổi số đã được các thành viên trong hệ sinh thái thực hiện từ nhiều năm trước, thậm chí một số đơn vị còn áp dụng ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động.

Trong thời gian tới, HDBank tiếp tục hợp tác với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ra mắt siêu thẻ đồng thương hiệu HDBank - Petrolimex 4 trong 1 với hàng loạt ưu đãi độc đáo dành cho khách hàng. Việc ra mắt thẻ đồng thương hiệu này thể hiện tâm thế tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, làm phong phú hệ sinh thái dịch vụ, hướng đến mục tiêu lớn nhất là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, HDBank còn kết nối với các thành viên khác như Vietjet, Phú Long, HDBS, HDI… để thiết lập hệ sinh thái số kết nối các dịch vụ ngân hàng với hầu hết các dịch vụ số khác trong nền kinh tế, mang lại trải nghiệm mới mẻ và tiện ích cho người tiêu dùng trên không gian số. Việc tiên phong đột phá trong kỷ nguyên số đã tạo tiền đề mạnh mẽ cho định hướng “Happy Digital Bank” giai đoạn 2022-2025.

Tin bài liên quan