Không thể trách nếu có ai đó tin rằng đây là những cửa hàng chính hãng của thương hiệu quần áo nổi tiếng Nhật Bản Uniqlo. Tuy nhiên, bên trong những cửa hàng này lại giống một sự giao thoa giữa nhà bán lẻ Muji và cửa hàng đồng giá Daiso.
Mặc dù có vẻ ngoài mang màu sắc Nhật Bản không thể chối cãi, từ biển hiệu đến kệ hàng và thẻ giá viết bằng tiếng Nhật, nhưng hầu như tất cả các sản phẩm được bày bán đều được sản xuất ở Trung Quốc.
Theo lời giải thích viết ở mặt sau của các sản phẩm, cửa hàng có tên Miniso được điều hành bởi một công ty cùng tên có trụ sở ở khu mua sắm Ginza sầm uất ở Tokyo, Nhật Bản.
Công ty này có khoảng 80 cửa hàng, chủ yếu nằm ở Trung Quốc. Các cửa hàng Miniso ở Hà Nội là những điểm kinh doanh đầu tiên mang thương hiệu này được mở tại Việt Nam.
Khi được hỏi Miniso có phải là một công ty Trung Quốc không, một nhân viên bán hàng 28 tuổi làm việc trong một cửa hàng ở Việt Nam cho biết, hàng hóa bày bán ở đây thuộc sự sản xuất của một công ty Nhật Bản và được làm ra ở Trung Quốc. Nhân viên này còn nói thêm, nếu Miniso là hàng Trung Quốc, thì iPhone cũng thế?!
Bên trong các cửa hàng Miniso, cách bày biện sản phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và văn phòng phẩm giống như bất cứ cửa hàng đồng giá nào. Nhưng cách đóng gói lại giống với những thứ bạn có thể tìm thấy ở cửa hàng Muji hay Uniqlo.
Giá của những sản phẩm này cũng không thể nói là rẻ nếu như so với mức sống trung bình tiêu chuẩn của người dân Việt Nam. Đơn cử như một chai kem dưỡng da được bán với giá 130.000 đồng.
Có thể nói Miniso đã thực hiện một chiến lược tiếp thị khá tốt: có rất nhiều người Việt Nam chuộng hàng Nhật Bản và việc mang dáng dấp một công ty Nhật Bản sẽ giúp họ bán hàng tốt hơn.
Đội lốt hàng Hàn Quốc cũng là một chiến lược bán hàng phổ biến khác. Vào đầu tháng 9, một chuỗi cửa hàng tạp hóa khác cũng đã khai trương ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Cửa hàng có tên ilahui bán các sản phẩm có nhãn viết bằng tiếng Hàn Quốc, nhưng cũng như Miniso, gần như tất cả hàng hóa bán ở đây đều được sản xuất tại Trung Quốc. Các cửa hàng này luôn rất đông khách nữ trẻ yêu thích những sản phẩm Hàn Quốc đầy tính "thời trang" mà họ luôn nhìn thấy trên các bộ phim truyền hình xứ Hàn.
Nhiều cửa hàng tại Việt Nam hiện đang tràn ngập hàng Trung Quốc. Không ít hàng hóa trong số này có chất lượng phải đặt dấu chấm hỏi và nhiều vấn đề như ngộ độc thực phẩm hay cháy nổ pin đã được ghi nhận.
Nhưng kể cả khi người tiêu dùng Việt Nam thiếu tin tưởng vào các sản phẩm từ Trung Quốc, dường như một chút sáng tạo về thương hiệu hay logo vẫn có thể giúp doanh số bán hàng Trung Quốc tăng cao.
Mặc dù có vẻ ngoài mang màu sắc Nhật Bản không thể chối cãi, từ biển hiệu đến kệ hàng và thẻ giá viết bằng tiếng Nhật, nhưng hầu như tất cả các sản phẩm được bày bán đều được sản xuất ở Trung Quốc.
Theo lời giải thích viết ở mặt sau của các sản phẩm, cửa hàng có tên Miniso được điều hành bởi một công ty cùng tên có trụ sở ở khu mua sắm Ginza sầm uất ở Tokyo, Nhật Bản.
Công ty này có khoảng 80 cửa hàng, chủ yếu nằm ở Trung Quốc. Các cửa hàng Miniso ở Hà Nội là những điểm kinh doanh đầu tiên mang thương hiệu này được mở tại Việt Nam.
Khi được hỏi Miniso có phải là một công ty Trung Quốc không, một nhân viên bán hàng 28 tuổi làm việc trong một cửa hàng ở Việt Nam cho biết, hàng hóa bày bán ở đây thuộc sự sản xuất của một công ty Nhật Bản và được làm ra ở Trung Quốc. Nhân viên này còn nói thêm, nếu Miniso là hàng Trung Quốc, thì iPhone cũng thế?!
Bên trong các cửa hàng Miniso, cách bày biện sản phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và văn phòng phẩm giống như bất cứ cửa hàng đồng giá nào. Nhưng cách đóng gói lại giống với những thứ bạn có thể tìm thấy ở cửa hàng Muji hay Uniqlo.
Giá của những sản phẩm này cũng không thể nói là rẻ nếu như so với mức sống trung bình tiêu chuẩn của người dân Việt Nam. Đơn cử như một chai kem dưỡng da được bán với giá 130.000 đồng.
Có thể nói Miniso đã thực hiện một chiến lược tiếp thị khá tốt: có rất nhiều người Việt Nam chuộng hàng Nhật Bản và việc mang dáng dấp một công ty Nhật Bản sẽ giúp họ bán hàng tốt hơn.
Đội lốt hàng Hàn Quốc cũng là một chiến lược bán hàng phổ biến khác. Vào đầu tháng 9, một chuỗi cửa hàng tạp hóa khác cũng đã khai trương ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Cửa hàng có tên ilahui bán các sản phẩm có nhãn viết bằng tiếng Hàn Quốc, nhưng cũng như Miniso, gần như tất cả hàng hóa bán ở đây đều được sản xuất tại Trung Quốc. Các cửa hàng này luôn rất đông khách nữ trẻ yêu thích những sản phẩm Hàn Quốc đầy tính "thời trang" mà họ luôn nhìn thấy trên các bộ phim truyền hình xứ Hàn.
Nhiều cửa hàng tại Việt Nam hiện đang tràn ngập hàng Trung Quốc. Không ít hàng hóa trong số này có chất lượng phải đặt dấu chấm hỏi và nhiều vấn đề như ngộ độc thực phẩm hay cháy nổ pin đã được ghi nhận.
Nhưng kể cả khi người tiêu dùng Việt Nam thiếu tin tưởng vào các sản phẩm từ Trung Quốc, dường như một chút sáng tạo về thương hiệu hay logo vẫn có thể giúp doanh số bán hàng Trung Quốc tăng cao.