“Hồ sơ Paradise” do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố hôm 5/11. Hồ sơ này gồm hàng loạt văn bản tài chính rò rỉ từ Appleby. Những gì “Hồ sơ Paradise” tiết lộ lớn hơn rất nhiều so với “Hồ sơ Panama” hồi năm ngoái.
Hàng loạt cái tên được nhắc tới, trong đó có Apple, Nike… Ngày 6/11, hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin sau khi tuyên bố trả các khoản thuế một cách hợp lý, Apple đã chuyển phần lợi nhuận hải ngoại không bị đánh thuế về Jersey, trên quần đảo Channel. Từ trước năm 2014, Apple đã đưa toàn bộ doanh thu của các chi nhánh nước ngoài (chủ yếu là châu Âu) về các chi nhánh tại Ireland để được hưởng ưu đãi thuế và giảm thiểu khoản thuế phải đóng.
Hàng loạt cái tên được nhắc tới, trong đó có Apple, Nike… Ngày 6/11, hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin sau khi tuyên bố trả các khoản thuế một cách hợp lý, Apple đã chuyển phần lợi nhuận hải ngoại không bị đánh thuế về Jersey, trên quần đảo Channel. Từ trước năm 2014, Apple đã đưa toàn bộ doanh thu của các chi nhánh nước ngoài (chủ yếu là châu Âu) về các chi nhánh tại Ireland để được hưởng ưu đãi thuế và giảm thiểu khoản thuế phải đóng.
Chịu sức ép của Chính phủ Mỹ và các quốc gia châu Âu về cách hoạt động này, Apple đã tìm đến sự tư vấn của Appleby, công ty luật có văn phòng tại Bermuda và một số địa điểm khác, vốn đang là tâm điểm của vụ rò rỉ lần này.
Apple cũng đã xác nhận có hoạt động này trong một thông báo trực tuyến, đồng thời khẳng định hãng vẫn tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ trả thuế và các khoản phải thanh toán cho Chính phủ Mỹ, với tổng thuế thu nhập phải nộp lên tới hơn 35 tỷ USD trong 3 năm qua.
Trong thông báo này, Apple giải thích phần lợi nhuận chuyển tới Jersey được thực hiện theo đúng những thay đổi phù hợp với luật thuế cải cách của Ireland ban hành năm 2015. Apple cũng khẳng định hãng không được hưởng lợi gì về mặt thuế quan khi thực hiện thay đổi này, đồng thời nhấn mạnh việc làm này không ảnh hưởng tới các khoản thuế phải trả cho các nước khác. Tuy nhiên, hãng không đề cập cụ thể loại thuế nào.
Ngoài ra, "Hồ sơ Paradise" cũng tố cáo hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng của Mỹ Nike đã lợi dụng kẽ hở trong luật pháp Hà Lan để giảm thiểu khoản thuế phải đóng tại châu Âu.
Apple cũng đã xác nhận có hoạt động này trong một thông báo trực tuyến, đồng thời khẳng định hãng vẫn tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ trả thuế và các khoản phải thanh toán cho Chính phủ Mỹ, với tổng thuế thu nhập phải nộp lên tới hơn 35 tỷ USD trong 3 năm qua.
Trong thông báo này, Apple giải thích phần lợi nhuận chuyển tới Jersey được thực hiện theo đúng những thay đổi phù hợp với luật thuế cải cách của Ireland ban hành năm 2015. Apple cũng khẳng định hãng không được hưởng lợi gì về mặt thuế quan khi thực hiện thay đổi này, đồng thời nhấn mạnh việc làm này không ảnh hưởng tới các khoản thuế phải trả cho các nước khác. Tuy nhiên, hãng không đề cập cụ thể loại thuế nào.
Ngoài ra, "Hồ sơ Paradise" cũng tố cáo hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng của Mỹ Nike đã lợi dụng kẽ hở trong luật pháp Hà Lan để giảm thiểu khoản thuế phải đóng tại châu Âu.
Theo báo Le Monde của Pháp, Nike đã tập trung toàn bộ doanh thu trên thị trường châu Âu về 2 công ty tại có trụ sở tại Hà Lan để tránh phải trả thuế tại tất cả quốc gia mà hãng đặt chi nhánh và bán các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thay vì phải trả mức thuế lên đến 25% theo mức trung bình của các công ty hoạt động tại châu Âu, Nike chỉ phải chịu mức thuế 2% khi đưa về Hà Lan. Nike đã áp dụng phương thức này từ năm 2014 và sau 3 năm, hãng đã giảm được mức thuế trung bình phải trả toàn cầu từ 24% xuống 16%. Nike khẳng định việc làm này hoàn toàn dựa trên các quy định luật pháp tại Hà Lan.
Trong khi đó, tờ Guardian (Anh) đưa tin khu điền trang Duchy of Lancaster của Nữ hoàng Elizabeth II đã đầu tư hàng triệu bảng Anh vào một quỹ đầu tư trên Đảo Cayman. Báo trên cho biết điền trang này đã sử dụng các quỹ đầu tư tư nhân nước ngoài thường được giới đầu tư Anh sử dụng để trốn thuế. Một người phát ngôn của điền trang Duchy of Lancaster khẳng định tất cả các khoản đầu tư của điền trang này đều được kiểm toán đầy đủ và hợp pháp.
Ngày 7/11, báo chí Brazil đưa tin tập đoàn xây dựng hàng đầu nước này Odebrecht có liên quan tới 17 công ty có trụ sở tại các nơi được coi là “thiên đường trốn thuế”. Odebrecht, tập đoàn xây dựng lớn hàng đầu Mỹ Latinh đang bị dính líu tới vụ bê bối tham nhũng khổng lồ tại Brazil, sở hữu nhiều công ty đặt tại Bahamas, đảo Caimán và Malta, được thành lập trong giai đoạn 1970-2000. Tờ Poder360 dẫn điều tra của ICIJ cho biết 5 trong số 17 công ty đã đóng cửa và nhiều công ty khác hoạt động tại châu Phi.
Liên quan tới những thông tin mới được công bố thêm trong vụ "Hồ sơ Paradise" những ngày qua, cùng ngày, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, người bị cáo buộc có tên trong danh sách, đã công bố công khai trên trang mạng của Phủ Tổng thống nước này tình trạng tài chính cá nhân trong năm 2015 và 2016.
Ông Santos khẳng định những khoản tiền có trong tập đoàn Global, có trụ sở tại “thiên đường trốn thuế” là những khoản đóng góp phục vụ học đại học của các con, đồng thời bác bỏ mọi cáo buộc có liên quan tới việc trốn thuế. Ông Santos nhấn mạnh trong nhiều năm ông làm thành viên Hội đồng quản trị của Đại học Andes và ông luôn quan tâm đóng góp để phát triển giáo dục. Với công bố về tài sản trên mạng Phủ Tổng thống, ông Santos đã trở thành người đứng đầu nhà nước đầu tiên của Colombia công khai tài sản trên mạng.
Cũng trong ngày 7/11, liên minh đối lập Mặt trận đoàn kết công dân Argentina cũng yêu cầu Bộ trưởng Tài chính nước này Luis Caputo từ chức bởi có tên trong danh sách vụ "Hồ sơ Paradise", vừa được công bố cuối tuần qua. Các chính trị gia đối lập tố cáo ông Caputo che giấu thông tin liên quan tới các khoản tài chính không minh bạch.
Điều tra của ICIJ cho biết ông Caputo có tham gia vào công ty Noctua Partners LLC, có trụ sở tại đảo Cayman. Phe đối lập cho rằng ông Caputo đã có hành vi trốn thuế, rửa tiền, đồng thời yêu cầu cơ quan tư pháp can thiệp, điều tra làm sáng tỏ vụ việc.
Tại khu vực Nam Mỹ, các Bộ trưởng Kinh tế Brazil Henrique Meirelles và Bộ trưởng Nông nghiệp Blairo Maggi cũng có tên trong danh sách của "Hồ sơ Paradise".
Sau các tiết lộ về "Hồ sơ Paradise", Liên minh châu Âu (EU) đã thể hiện quyết tâm công bố danh sách đen về các thiên đường thuế vào tháng 12 tới, dù vẫn tồn tại nhiều bất đồng về các biện pháp trừng phạt các nước không hợp tác.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 7/11 tại Brussels, Bộ trưởng tài chính Estonia Toomas Toniste, nước chủ nhà luân phiên của EU, khẳng định các cuộc thảo luận của 28 bộ trưởng tài chính EU đã cho phép các quan điểm xích lại gần nhau hơn. Dự kiến danh sách đen, trong đó không có nước nào thuộc EU, có thể được đưa ra tại cuộc họp Bộ trưởng tài chính EU vào ngày 5/12. Mặc dù không nêu tên cụ thể, song Ủy ban châu Âu đã gửi thư đến 60 nước để yêu cầu thực hiện các cải tổ, nếu không ủy ban sẽ đưa những nước này vào danh sách đen. Theo một nguồn tin ngoại giao, các nước liên quan có thời hạn đến 18/11 để trả lời thư của Ủy ban châu Âu.
Ý tưởng lập một danh sách chung của EU về các thiên đường thuế được khởi xướng từ tháng 4/2016, sau khi xuất hiện vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama", trong đó ICIJ phanh phui một hệ thống trốn thuế quy mô toàn thế giới.
“Thiên đường thuế” là cách gọi về một khu vực mà mặt pháp lý mức thuế được ấn định hoặc rất thấp hoặc được miễn hoàn toàn. Tài sản cất giữ ở các "thiên đường thuế" là một vấn đề nan giải đối với các chính phủ trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây. Giới chuyên gia cho rằng, lượng tài sản cất giữ ở nước ngoài trên thế giới hiện lên đến 10.000 tỷ USD. Con số này tương đương với tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nhật, Anh và Pháp gộp lại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây vẫn là một ước tính dè dặt.
Đến thời điểm hiện tại, những gì được rút ra được số tài liệu rò rỉ trên được cho mới chỉ là “bề nổi” về việc các chính trị gia, các công ty đa quốc gia, người nổi tiếng sử dụng cấu trúc phức tạp gồm các quỹ và công ty bình phong để cất giữ tài sản, tránh bị đánh thuế, hoặc che giấu các thương vụ…
Trong khi đó, tờ Guardian (Anh) đưa tin khu điền trang Duchy of Lancaster của Nữ hoàng Elizabeth II đã đầu tư hàng triệu bảng Anh vào một quỹ đầu tư trên Đảo Cayman. Báo trên cho biết điền trang này đã sử dụng các quỹ đầu tư tư nhân nước ngoài thường được giới đầu tư Anh sử dụng để trốn thuế. Một người phát ngôn của điền trang Duchy of Lancaster khẳng định tất cả các khoản đầu tư của điền trang này đều được kiểm toán đầy đủ và hợp pháp.
Ngày 7/11, báo chí Brazil đưa tin tập đoàn xây dựng hàng đầu nước này Odebrecht có liên quan tới 17 công ty có trụ sở tại các nơi được coi là “thiên đường trốn thuế”. Odebrecht, tập đoàn xây dựng lớn hàng đầu Mỹ Latinh đang bị dính líu tới vụ bê bối tham nhũng khổng lồ tại Brazil, sở hữu nhiều công ty đặt tại Bahamas, đảo Caimán và Malta, được thành lập trong giai đoạn 1970-2000. Tờ Poder360 dẫn điều tra của ICIJ cho biết 5 trong số 17 công ty đã đóng cửa và nhiều công ty khác hoạt động tại châu Phi.
Liên quan tới những thông tin mới được công bố thêm trong vụ "Hồ sơ Paradise" những ngày qua, cùng ngày, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, người bị cáo buộc có tên trong danh sách, đã công bố công khai trên trang mạng của Phủ Tổng thống nước này tình trạng tài chính cá nhân trong năm 2015 và 2016.
Ông Santos khẳng định những khoản tiền có trong tập đoàn Global, có trụ sở tại “thiên đường trốn thuế” là những khoản đóng góp phục vụ học đại học của các con, đồng thời bác bỏ mọi cáo buộc có liên quan tới việc trốn thuế. Ông Santos nhấn mạnh trong nhiều năm ông làm thành viên Hội đồng quản trị của Đại học Andes và ông luôn quan tâm đóng góp để phát triển giáo dục. Với công bố về tài sản trên mạng Phủ Tổng thống, ông Santos đã trở thành người đứng đầu nhà nước đầu tiên của Colombia công khai tài sản trên mạng.
Cũng trong ngày 7/11, liên minh đối lập Mặt trận đoàn kết công dân Argentina cũng yêu cầu Bộ trưởng Tài chính nước này Luis Caputo từ chức bởi có tên trong danh sách vụ "Hồ sơ Paradise", vừa được công bố cuối tuần qua. Các chính trị gia đối lập tố cáo ông Caputo che giấu thông tin liên quan tới các khoản tài chính không minh bạch.
Điều tra của ICIJ cho biết ông Caputo có tham gia vào công ty Noctua Partners LLC, có trụ sở tại đảo Cayman. Phe đối lập cho rằng ông Caputo đã có hành vi trốn thuế, rửa tiền, đồng thời yêu cầu cơ quan tư pháp can thiệp, điều tra làm sáng tỏ vụ việc.
Tại khu vực Nam Mỹ, các Bộ trưởng Kinh tế Brazil Henrique Meirelles và Bộ trưởng Nông nghiệp Blairo Maggi cũng có tên trong danh sách của "Hồ sơ Paradise".
Sau các tiết lộ về "Hồ sơ Paradise", Liên minh châu Âu (EU) đã thể hiện quyết tâm công bố danh sách đen về các thiên đường thuế vào tháng 12 tới, dù vẫn tồn tại nhiều bất đồng về các biện pháp trừng phạt các nước không hợp tác.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 7/11 tại Brussels, Bộ trưởng tài chính Estonia Toomas Toniste, nước chủ nhà luân phiên của EU, khẳng định các cuộc thảo luận của 28 bộ trưởng tài chính EU đã cho phép các quan điểm xích lại gần nhau hơn. Dự kiến danh sách đen, trong đó không có nước nào thuộc EU, có thể được đưa ra tại cuộc họp Bộ trưởng tài chính EU vào ngày 5/12. Mặc dù không nêu tên cụ thể, song Ủy ban châu Âu đã gửi thư đến 60 nước để yêu cầu thực hiện các cải tổ, nếu không ủy ban sẽ đưa những nước này vào danh sách đen. Theo một nguồn tin ngoại giao, các nước liên quan có thời hạn đến 18/11 để trả lời thư của Ủy ban châu Âu.
Ý tưởng lập một danh sách chung của EU về các thiên đường thuế được khởi xướng từ tháng 4/2016, sau khi xuất hiện vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama", trong đó ICIJ phanh phui một hệ thống trốn thuế quy mô toàn thế giới.
“Thiên đường thuế” là cách gọi về một khu vực mà mặt pháp lý mức thuế được ấn định hoặc rất thấp hoặc được miễn hoàn toàn. Tài sản cất giữ ở các "thiên đường thuế" là một vấn đề nan giải đối với các chính phủ trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây. Giới chuyên gia cho rằng, lượng tài sản cất giữ ở nước ngoài trên thế giới hiện lên đến 10.000 tỷ USD. Con số này tương đương với tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nhật, Anh và Pháp gộp lại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây vẫn là một ước tính dè dặt.
Đến thời điểm hiện tại, những gì được rút ra được số tài liệu rò rỉ trên được cho mới chỉ là “bề nổi” về việc các chính trị gia, các công ty đa quốc gia, người nổi tiếng sử dụng cấu trúc phức tạp gồm các quỹ và công ty bình phong để cất giữ tài sản, tránh bị đánh thuế, hoặc che giấu các thương vụ…