Từ đi bán lẻ
Tuy là lĩnh vực không thể đem lại lợi nhuận khổng lồ như bất động sản, nhưng trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, kinh doanh bán lẻ vẫn được đánh giá là mảng có lợi nhuận. Vì thế, không ít các công ty địa ốc có tiếng đã bắt đầu đặt những bước chân đầu tiên của mình vào lĩnh vực này.
Mới đây, Tập đoàn Sơn Hà chuyên kim khí, xây dựng cũng quyết định đã mở siêu thị đầu tiên trong chuỗi bán lẻ của mình ở Hà Đông, Hà Nội là
Lý giải về sự chuyển hướng này, ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sơn Hà cho rằng, Tập đoàn sẽ thoái vốn, rút khỏi lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Định hướng tập đoàn chỉ giữ lại các phần mặt bằng thương mại bán lẻ trong các dự án hoặc sẽ mua thêm bất động sản chỉ để tạo nền tảng, phục vụ phát triển bán lẻ mà thôi.
Theo ông Sơn, việc chuyển sang lĩnh vực bán lẻ, không phải là một phương án đối phó với tình thế, chống đỡ khi bất động sản lâm vào khó khăn.
“Đó là chiến lược đã được ban lãnh đạo tập đoàn dự kiến, chuẩn bị từ 5 năm nay. Doanh nghiệp hiện đã hội tụ đủ những yếu tố từ hạ tầng, công nghệ, nhân lực và tài lực cho phát triển lĩnh vực bán lẻ; lại đón bắt được nhu cầu, đơn đặt hàng phát triển hạ tầng thương mại tiện ích, gần gũi và hiện đại tại các khu đô thị”, ông Sơn khẳng định.
Đại diện Sơn Hà cũng cho biết, trong năm 2012 này, sẽ có thêm 2 siêu thị nữa được khai trương tại quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, Hà Nội. Còn trong vòng 5 năm tới, tham vọng sẽ có 20 siêu thị nữa trên địa bàn toàn quốc.
Một doanh nghiệp địa ốc khác cũng chọn hướng đi vào lĩnh vực bán lẻ là Tập đoàn FLC. Cách đây khoảng 2 tháng, tập đoàn này cũng đã khai trương siêu thị FLC Mart tại tầng 1 của tòa nhà tổ hợp FLC Landmark Tower thuộc huyện Từ Liêm.
Theo đại diện của FLC, việc phát triển siêu thị là hướng đi dài hạn và trong tương lai khi các khu đô thị, tòa nhà lớn đi vào hoạt động, đây sẽ là các dịch vụ, tiện ích phục vụ cho người dân.
Đến chăn nuôi
Được đánh giá là doanh nghiệp bất động sản, nhưng mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng khiến nhiều người phải bất ngờ. Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng đã thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh với 3 mã ngành hoàn toàn mới: nuôi trồng thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản nội địa và sản xuất giống thủy sản.
Trước đó, một đại gia bất động sản ở phía
“Qua khủng hoảng, tôi rút ra được một kinh nghiệm xương máu. Đó là bên cạnh lĩnh vực cốt lõi, doanh nghiệp cần phải có thêm những lĩnh vực khác để tạo nguồn thu ổn định”, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phát Đạt, lý giải trên báo chí cho hướng đầu tư mới này.
Theo ông Đạt, bất động sản vẫn là lĩnh vực cốt lõi của Phát Đạt, nhưng cũng cần phát triển những ngành như trồng rừng, cao su, lúa gạo, chăn nuôi, để có nguồn thu ổn định, bổ sung nguồn lực cho bất động sản.
Không chỉ chăn nuôi, một doanh nghiệp bất động sản khác ở phía Bắc là Công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP - Invest) cũng công bố thay đổi hướng đầu tư sang sản xuất gỗ ép.
Đầu tháng 2 vừa qua, Đại hội đồng cổ đông GP - Invest đã thống nhất đề xuất của Hội đồng Quản trị về việc phát triển thêm lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp này quyết định sẽ đầu tư khoảng 500.000 USD để thành lập liên doanh sản xuất viên hạt gỗ ép với một nhà đầu tư Đan Mạch và một đối tác trong nước.
Lý giải về xu hướng này, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội cho biết, thị trường bất động sản thời kỳ thịnh vượng vốn được coi là “Gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đầu tư. Hay nói một cách ví von là “làm chơi ăn thật”.
Tuy nhiên, do thị trường đi xuống gần 2 năm nay, nhiều doanh nghiệp địa ốc lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ nặng hoặc phá sản.
“Để tồn tại, nhiều chủ đầu tư buộc phải chuyển hướng kinh doanh. Bán lẻ, làm gỗ hay chăn nuôi đều là những lĩnh vực kinh doanh tốt và có thể kiếm được lợi nhuận tốt trong thời điểm này”, vị giám đốc này chia sẻ.