Hầu hết các doanh nghiệp hiện tại đều đang dự trữ tiền mặt để có thể tồn tại qua đại dịch

Hầu hết các doanh nghiệp hiện tại đều đang dự trữ tiền mặt để có thể tồn tại qua đại dịch

Hàng loạt công ty Trung Quốc thực hiện chiến lược "tiền mặt là vua"

(ĐTCK) Trong thời kỳ bất ổn do đại dịch Covid-19 như hiện tại, các công ty niêm yết ở Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đều quán triệt quan điểm làm thế nào có thể tồn tại được, đó chính là dự trữ tiền mặt theo chiến lượng "cash is king" (tiền mặt là vua).

Các công ty đang giữ lại lợi nhuận thay vì phân phối lại cho cổ đông. Theo đó, công ty chia trả cổ tức nhiều nhất trong vòng 35 năm qua tại Hồng Kông cũng đã dừng việc chia cổ tức trong quý I vừa qua. Trong khi định giá cổ phiếu nhiều công ty gần đây đã mở mức thấp lịch sử, các công ty đã không thực hiện mua lại cổ phiếu quỹ. Bên cạnh đó, việc bán các quyển mua cổ phiếu cũng gần chạm mức đỉnh cao nhất kể từ 2018.

Một số dữ liệu cho thấy mức độ đại dịch Covid-19 tác động đến các doanh nghiệp của Trung Quốc khi kinh tế bắt đầu thu hẹp trong năm 2020. Theo đó, GDP quý I/2020 của Trung Quốc lần đầu tiên bị thu hẹp trong nhiều thập kỷ. Mặc dù Bắc Kinh đã sử dụng rất nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19 đến nền kinh tế, nhưng cho đến nay vẫn có khá ít các gói kích thích kinh tế tương đương với quy mô các gói hỗ trợ được công bố ở Mỹ và Nhật Bản khi lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm và áp lực thanh toán nợ tăng cao.

“Hầu hết các doanh nghiệp hiện tại đều đang dự trữ tiền mặt để có thể tồn tại qua đại dịch, vì không ai có thể biết rằng đại dịch sẽ kéo dài bao lâu. Thời điểm hiện tại thì “cash is king”. Các doanh nghiệp đang cần các gói kích thích hơn bao giờ hết, Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được điều đó”, Chen Li, chuyên gia kinh tế của Soochow Securities đánh giá.

“Giá cổ phiếu đang biến động khó lường do ảnh hưởng của đại dịch, do đó việc mua lại cổ phiếu hay chia trả cổ tức sẽ không giúp ích nhiều cho giá cổ phiếu trong tình hình hiện tại”, ông Chen nói thêm.

Không chia cổ tức

Theo dữ liệu từ Bloomberg, có tới 126 công ty niêm yết ở Hồng Kông đã quyết định không chia trả cổ tức trong quý I/2020, đây là con số cao nhất kể từ năm 1985. Trong đó, có khoảng một nửa các công ty trong số đó có trụ sở tại Trung Quốc và ít nhất 60% trong số đó xem Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng lớn nhất.

Tuy nhiên, trong nhóm này không bao gồm HSBC Holdings và Standard Chartered vì những ngân hàng này đã quyết định không chia trả cổ tức cho năm 2020.

Biểu đồ số công ty không chia cổ tức trong quý I hàng năm

Trong khi đó, vào ngày thứ Sáu (24/4), có 84 công ty niêm yết tại Trung Quốc đại lục tuyên bố sẽ không chia trả cổ tức.

Bình tĩnh trong việc mua cổ phiếu quỹ

Việc mua cổ phiếu quỹ thể hiện sự lạc quan của ban lãnh đạo về tình hình giá cổ phiếu của doanh nghiệp và lần mua cổ phiếu quỹ trước đó kể từ năm 2008 tại Hồng Kông cũng tương ứng với mức đáy của chỉ số Hang Seng. Nhưng trong giai đoạn hiện tại, vẫn chưa xuất hiện đợt mua cổ phiếu quỹ mạnh mẽ nào.

Biểu đồ số lượng công ty không đẩy mạnh mua cổ phiếu quỹ thời suy thoái

Việc giảm tiền mặt trong giai đoạn hiện tại không phải là điều mà các công ty sẽ làm nếu các lãnh đạo công ty đang lo lắng về hoạt động kinh doanh hiện tại và tính thanh khoản của công ty mình dù cho giá cổ phiếu đang rẻ ở mức nào, theo các chuyên gia kinh tế Bloomberg.

Bán quyền mua cổ phần

Một xu hướng nữa đáng chú ý trong đợt khủng hoảng này, đó là khi doanh nghiệp bán quyền mua cổ phiếu ưu đãi, giới lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện quyền mua mà mang đi bán quyền cho nhà đầu tư khác.

Trong tháng 4, có tới 14 doanh nghiệp ở Hồng Kông lãnh đạo thực hiện bán quyền mua, cao nhất kể từ tháng 1/2020. Điều này cho thấy giới lãnh đạo cũng thận trọng với diễn biến giá cổ phiếu của mình.

Có dấu hiệu thị trường đang trong xu hướng giảm giá do các công ty thu hẹp lại vấn đề chi trả cổ tức và tăng vốn cổ phần, đồng thời lãnh đạo doanh nghiệp cũng không thực hiện quyền mua cổ phiếu mà bán ra thị trường.

Tin bài liên quan