Phát phiếu trả kết quả làm thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương Ảnh : T.C

Phát phiếu trả kết quả làm thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương Ảnh : T.C

Hải Dương nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh

0:00 / 0:00
0:00
Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hải Dương sẽ đầu tư 3.800 tỷ đồng để thực hiện Đề án Xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh định hướng đến năm 2030.

Triển khai đồng bộ

Thời gian qua, công tác xây dựng chính quyền điện tử được tỉnh Hải Dương triển khai đồng bộ, nổi bật là bảo đảm tiến độ triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để tiếp tục phát huy hiệu quả. Hạ tầng CNTT trong các cơ quan nhà nước từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước của cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung cấp tỉnh hoạt động đã tạo tính kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung giữa các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, từ ngày 1/10/2020, 100% văn bản đi, đến, trao đổi giữa các cơ quan nhà nước tỉnh Hải Dương đều được thực hiện qua hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Tỉnh đã thực hiện cấp khoảng 2.800 chữ ký số cho cán bộ, công chức và 16 PKI (Public Key Infrastructure - hạ tầng khóa công khai) cho lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Mục tiêu năm 2022, Hải Dương sẽ nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh; hệ thống “một cửa điện tử” 3 cấp; hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh.

Hệ thống “một cửa điện tử” và Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh được đưa vào sử dụng thống nhất tại tất cả 18 sở, ban, ngành; 12 huyện, thành phố, thị xã; 235 xã, phường, thị trấn. Cung cấp 1.930 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4... Năm 2020, Hải Dương xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số ICT Index, tăng 2 bậc so với năm 2019, tăng 9 bậc so với năm 2018.

“Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án thành phần thuộc Đề án Xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Đó là Dự án Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trung tâm dữ liệu của tỉnh cho chính quyền điện tử và đô thị thông minh; Xây dựng Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng (SOC); Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh”, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết.

Mục tiêu năm 2022, Hải Dương sẽ nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh; hệ thống “một cửa điện tử” 3 cấp; hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh. Tất cả các huyện, thị xã, thành phố xây dựng trung tâm hành chính công và hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm phục vụ nhu cầu phát triển chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Thí điểm xây dựng đô thị thông minh tại TP. Hải Dương và TP. Chí Linh.

Ưu tiên xây dựng trung tâm dữ liệu dùng chung

Tại hội nghị lấy ý kiến về một số nội dung liên quan Đề án Xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, thực hiện Nghị quyết chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 diễn ra hồi tháng 5/2021, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đã khẳng định: “Trên cơ sở các nguồn lực hiện tại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu dùng chung làm nền tảng cho chuyển đổi số theo nguyên tắc dữ liệu tập trung, liên thông, thống nhất, hiện đại và an toàn thông tin. Xây dựng phần mềm quản lý số hóa; trung tâm điều hành, quản lý trung tâm dữ liệu dùng chung; trung tâm an ninh mạng”.

Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu trong quý II/2022, triển khai thực hiện 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Trong quý III, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức hội nghị trực tuyến tới 100% địa phương trong tỉnh, tích hợp với các cơ quan quân đội và công an. Hoàn thiện hệ thống hội nghị không giấy tờ. Nâng cấp hoạt động Cổng thông tin điện tử tỉnh. Khắc phục ngay một số hạn chế trong trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh.

Từ đó, thực hiện 2 mục tiêu cấp bách, đó là thông qua ứng dụng CNTT để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thực hiện một số sản phẩm chuyển đổi số, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tin bài liên quan