Người biểu tình tung tiền âm phủ trong cuộc tuần hành phản đối luật an ninh hôm 1/7. Ảnh: Reuters.
Dự luật được thông qua ngày 1/7 bằng hình thức đồng thuận, phương pháp được sử dụng để thông qua những dự luật không bị xem là gây tranh cãi và không có thượng nghị sĩ nào phản đối.
Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật tương tự vào tuần trước, nhưng theo quy định của quốc hội, dự luật này vẫn phải được Thượng viện thông qua trước khi được gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Trump ký ban hành hoặc phủ quyết.
Trước đó, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã xuất hiện tại một phiên điều trần về tình hình Hong Kong và nói rằng luật an ninh đánh dấu cái chết của mô hình "một quốc gia, hai chế độ". Pelosi cho rằng luật này "phá hủy các quyền tự do" mà cư dân Hong Kong đã được hứa hẹn.
Mỹ đã bắt đầu quy trình tước quy chế đặc biệt cho Hong Kong, dừng xuất khẩu quốc phòng và hạn chế thành phố tiếp cận với các sản phẩm công nghệ cao.
Luật an ninh Hong Kong được thông qua ngày 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh.
Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhiều nghị sĩ Mỹ thể hiện sự bất bình khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới. Anh nói rằng luật an ninh vi phạm quyền tự trị của Hong Kong và thông báo mở rộng lộ trình định cư, nhập tịch cho ba triệu cư dân thành phố.
Trong khi đó, Trung Quốc cho biết 52 nước ủng hộ luật an ninh Hong Kong như Cuba, Pakistan, Myanmar, Ai Cập, Cameroon, Venezuela, Belarus...