Xuất phát từ lý do nào mà Bộ Tài chính chủ trương sửa đổi Quyết định 76, thưa ông?
Khi nhìn nhận vấn đề này, chúng ta nên xem xét một cách toàn diện. Thông thường, một công ty kiểm toán phải đạt tiêu chuẩn, điều kiện nào đó thì mới được kiểm toán báo cáo tài chính DN, hiện điều kiện cơ bản nhất là một công ty phải có 3 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ của Bộ Tài chính, trong đó giám đốc công ty phải có chứng chỉ kiểm toán viên và ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
Trường hợp kiểm toán cho các công ty niêm yết thì tính chất quan trọng hơn nhiều do liên quan đến lợi ích công chúng, chứng nhận của kiểm toán là một trong những căn cứ để nhà đầu tư ra quyết định, vì thế thông tin sai sót sẽ ảnh hưởng rất lớn, do vậy Việt Nam cũng như các nước đưa ra tiêu chuẩn khắt khe hơn. Thời điểm ban hành Quyết định 76 hồi năm 2004 khi TTCK chưa phát triển, lúc đó mới có khoảng 20 công ty niêm yết, giao dịch còn hạn chế. Tuy nhiên, từ 2006 trở lại đây, thị trường có bước tăng trưởng đột biến, theo tính toán, số lượng DN, tổ chức có nhu cầu kiểm toán tăng gấp khoảng 10 lần so với năm 2004.
Sau 3 năm, thị trường và bản thân các công ty kiểm toán cũng có nhiều thay đổi. Về thị trường, như tôi đã nói nhu cầu kiểm toán lớn hơn, đặc biệt các công ty niêm yết, cổ phần hóa có sự góp mặt của nhiều DN, tổng công ty lớn… cần những công ty kiểm toán lớn, có tên tuổi. Ngược lại, cũng có những công ty niêm yết, công ty chứng khoán có quy mô nhỏ không thể chịu được mức phí rất cao của các công ty kiểm toán lớn. Về phía các công ty kiểm toán, sau 3 năm, chất lượng, trình độ tăng lên đáng kể; các văn bản pháp luật, chế tài về kiểm toán cũng đã được ban hành khá đầy đủ và rõ ràng. Để thỏa mãn yêu cầu của thị trường, Bộ Tài chính dự kiến sẽ sửa đổi Quyết định 76.
Có ý kiến cho rằng, với bối cảnh Việt Nam hiện nay, không nên hạ thấp tiêu chuẩn xét duyệt các công ty kiểm toán cho TTCK? Ông thấy sao?
Thời gian vừa qua có nhiều ý kiến cho rằng, do có ít công ty kiểm toán được UBCKNN chấp thuận nên các công ty này hầu như không phải cạnh tranh, phí kiểm toán đội lên rất cao và DN không có cơ hội lựa chọn dịch vụ. Hơn nữa, không thể nói một công ty có nhiều kiểm toán viên hơn, nhiều năm kinh nghiệm hơn thì tốt hơn một công ty khác. Quan trọng là đưa ra tiêu chuẩn rà soát hồ sơ để đảm bảo rằng, công ty kiểm toán muốn lọt vào danh sách được chấp thuận đã cung cấp những thông tin trung thực. Nếu đưa ra tiêu chuẩn cao, nhưng việc xét duyệt hồ sơ không được chú trọng thì có thể để lọt nhiều công ty không đủ điều kiện và điều này còn ảnh hưởng xấu hơn.
Như ông đã đề cập, nhiều DN kêu ca về phí trả cho các công ty kiểm toán quá cao và rất lộn xộn do cung không đáp ứng được cầu. Vậy vấn đề phí có được quy định trong dự thảo sửa đổi Quyết định 76?
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định rõ ràng về phí kiểm toán nhưng ở góc độ làm chính sách như chúng tôi rất khó. Thứ nhất, Nhà nước đang bỏ dần việc áp đặt giá với các loại hình dịch vụ mà để quan hệ cung cầu quyết định. Thứ hai, tiêu chí để tính giá với dịch vụ kiểm toán rất phức tạp, các nước thường tính theo giờ công… Vừa rồi, Bộ Tài chính mới có quy định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản được tính tỷ lệ bao nhiêu so với tổng vốn đầu tư mà đã có nhiều ý kiến vừa đồng tình, vừa phản đối. Riêng lĩnh vực này, quan điểm của chúng tôi là chỉ hướng dẫn cách tính phí, chứ không đưa ra ngưỡng áp đặt.
Gần đây, không chỉ nhà đầu tư mà cả Thanh tra chứng khoán cũng đặt vấn đề nghi ngờ một số báo cáo tài chính có sai sót và được kiểm toán tiếp tay. Vậy theo ông, cần kiểm soát chất lượng kiểm toán thế nào để nhà đầu tư có những thông tin minh bạch, chính xác?
Kiểm soát chất lượng báo cáo tài chính là trách nhiệm của DN và tất cả cơ quan có liên quan như UBCKNN chẳng hạn. Có một thực tế là bản thân nhà đầu tư hiện chưa quan tâm tới chất lượng báo cáo tài chính và cả cơ quan quản lý cũng vậy. Về phía Bộ Tài chính, thời gian qua, chúng tôi mới tập trung vào soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc thanh - kiểm tra chất lượng kiểm toán cũng đã được thực hiện từ năm 1999 nhưng mới chỉ dừng ở mức độ hình thức, xem một số quy định công ty kiểm toán có làm hay không, chứ còn phát hiện đúng sai chưa làm được bao nhiêu.
Khó khăn ở chỗ, kiểm toán là một nghiệp vụ chuyên sâu, đòi hỏi tính thực tiễn cao. Để có các chuyên gia giỏi, có khả năng phát hiện được sai phạm thì phải thu hút những người đã hành nghề nhiều năm, tuy nhiên hiện thu nhập trả cho họ rất cao tới vài chục triệu đồng/tháng. Với cơ chế lương hiện nay, thì cơ quan quản lý khó thu hút được những chuyên gia như vậy, việc phát hiện sai phạm do đó chỉ có thể thực hiện phần nào mà thôi.
Vậy cơ chế phối hợp thanh - kiểm tra giữa các cơ quan quản lý ra sao, chứ cứ để sai phạm (nếu có) xảy ra?
Chúng tôi đang thực hiện chuyển giao việc giám sát chất lượng dịch vụ cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt
Song bản thân bộ máy thanh tra, giám sát thị trường, chẳng hạn TTCK cũng cần thu hút các chuyên gia có kinh nghiệm để kiểm tra lĩnh vực này. Còn với các công ty kiểm toán có vi phạm, bị phạt tiền, công bố thông tin đã là hình phạt vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín rất lớn.
Nhiều nhà đầu tư thắc mắc, có một quy định nào đó về các khoản ngoại trừ trong các báo cáo kiểm toán để tránh trường hợp kiểm toán câu kết cùng DN chừa ra những con số nhạy cảm?
Trong báo cáo tài chính, ngoại trừ là những khoản kiểm toán không đủ điều kiện để xác định hợp lý hay không. Ví dụ, trong quy trình kiểm toán, họ không được xem toàn bộ sổ sách kế toán, không được tiếp xúc với những người họ cần hay tiếp cận nhiều thông tin trái chiều nhau. Về cơ bản, kiểm toán có thể ngoại trừ bất kể nội dung nào, quan trọng ở chỗ nhà đầu tư khi đọc báo cáo tài chính cần nắm được những dữ liệu trong phần ngoại trừ là chưa đủ để tin cậy và cần xem xét thẩm định thật kỹ.
Đầu tư tài chính đang là “mốt” của nhiều DN, song các khoản đầu tư này không được đánh giá theo thị trường, hàng quý, hàng tháng khiến nhà đầu tư khó theo dõi lỗ lãi của các DN. Tại sao Việt
Nguyên tắc chung hiện nay vẫn thực hiện là phản ánh theo giá gốc tại thời điểm mua bán mới quyết toán. Thực tế đòi hỏi với những tài sản có thị trường mua bán thì cần có điều chỉnh nhưng ở Việt
(Báo ĐTCK số 66 ra ngày 16/8/2007, do sơ suất kỹ thuật có đăng câu trả lời của ông Bùi Văn Mai “Về phía Bộ Tài chính, thời gian qua, chúng tôi mới tập trung vào soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc thanh - kiểm tra chất lượng kiểm toán cũng đã được thực hiện từ năm 1999 nhưng mới chỉ dừng ở mức độ hình thức, xem một số quy định công ty kiểm toán có làm hay không, chứ còn phát hiện đúng sai chưa làm được”. Nay thông tin lại câu trả lời là “Về phía Bộ Tài chính, thời gian qua, chúng tôi mới tập trung vào soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc thanh - kiểm tra chất lượng kiểm toán cũng đã được thực hiện từ năm 1999 nhưng mới chỉ dừng ở mức độ hình thức, xem một số quy định công ty kiểm toán có làm hay không, chứ còn phát hiện đúng sai chưa làm được bao nhiêu”)