Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan các giải pháp cho thành phố thông minh.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan các giải pháp cho thành phố thông minh.

Hà Nội sẽ có 3 khu đại đô thị thông minh lớn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Quy hoạch Hà Nội đến 2030 sẽ có 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và 3 đô thị sinh thái.

Ông Nguyễn Doãn Toản, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm về Đô thị thông minh ASEAN (ASEAN Smart Cities Summit & Expo) năm 2020 diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội.

Ông Toản chia sẻ về 3 nhóm giải pháp phát triển đô thị thông minh tại Hà Nội. Thứ nhất, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin thông minh trong quy hoạch và quản lý đô thị. Phát triển ứng dụng thông minh trong việc ra quyết định, lập và công bố quy hoạch. Thông minh hóa quản lý giám sát thực hiện quy hoạch.

Thứ hai là phát triển hạ tầng đô thị thông minh. Ưu tiên phát triển chiếu sáng thông minh, giao thông thông minh, cấp thoát nước thông minh, thu gom xử lý rác thải thông minh. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Phát triển các tiện ích cảnh báo cho người dân về thiên tai dịch bệnh và các vấn đề khác có mức độ ảnh hưởng lớn.

Thứ ba là tăng cường hợp tác quốc tế.

Bà Maimunah Jaffar, Giám đốc Cơ quan phát triển vùng Iskandar, Malaysia đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Iskandar thành thành phố thông minh: Biến Iskandar thành điểm đến của người dân bằng cách phát triển khu đô thị xanh hướng tới phát triển đô thị thông minh. Cắt giảm 50% lượng khí phát thải tại Iskandar.

Tập trung vào các chính sách để thu hút doanh nghiệp và các ngành công nghệ để xây dựng hệ sinh thái; Thực hiện quy hoạch để xử lý vấn đề mật độ dân cư, phát triển các hệ thống thông minh như: quản lý tiêu thụ năng lượng, giao thông thông minh (hệ thống đèn tín hiệu giao thông thông minh), quy hoạch các con sông tương thích với các khu đô thị thông minh ở các vùng ven…..

Theo ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Phát triển kinh doanh Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT cho rằng, cần có chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân kết hợp, phối hợp với nhau, cùng xây dựng các đô thị thông minh.

Đầu tư cho 1 toàn nhà, 1 chung cư có thể thông minh hơn so với các tòa nhà truyền thống chỉ tốn khoảng 1-5% tổng đầu tư của tòa nhà? Nếu nhìn về lâu dài, số tiền này không lớn mà mang lại lợi ích kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường rất lớn về lâu về dài.

Còn ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT khẳng định: “Thành phố thông minh là cách lựa chọn duy nhất thông minh để phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Doanh nghiệp sẽ có môi trường thuận lợi để chuyển đổi số, từ đó phát triển bền vững; nhà nước có phương thức quản lý hiệu quả; người dân có môi trường sống và làm việc tốt nhất”.

Tin bài liên quan