Hà Nội khẩn trương thiết lập quản lý trong đầu tư lát vỉa hè

0:00 / 0:00
0:00
Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, gần 5 năm qua, Sở này đã tổ chức kiểm tra 52 tuyến phố lát hè sử dụng vật liệu lát bằng đá tự nhiên trên địa bàn, chủ yếu tập trung tại các quận Hoàn kiếm, Ba Đình....
Vỉa hè Hà Nội. (Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN)

Vỉa hè Hà Nội. (Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN)

Theo số liệu báo cáo của Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 255 tuyến phố, hè được lát đá tự nhiên. Việc chỉnh trang lát đá vỉa hế tại các tuyến phố chủ yếu tập trung ở một số quận (Ba Đình, Hoàn Kiểm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, cầu Giấy, Tây Hồ). Theo đó, quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành việc lát đá vỉa hè 100% các tuyến phố. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang chỉ đạo khẩn trương thiết lập quản lý tốt trong đầu tư lát vỉa hè.

Bất cập vỉa hè Hà Nội

Trước yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, mới đây Sở Xây dựng đã có báo cáo đánh giá về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp để quản lý, đầu tư, cải tạo vỉa hè một cách khoa học hơn.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, các dự án lát đá vỉa hè thời gian qua được giao cho các quận, huyện làm chủ đầu tư. Trong giai đoạn 2016-2017, việc triển khai cải tạo, chỉnh trang một số tuyến phố như: Nguyền Trãi, quận Thanh Xuân; phố Trần Phú, quận Hà Đông; phổ Nguyễn Đình Chiếu, quận Hai Bà Trưng... có lát hè bằng đá tự nhiên.

Việc lát đá tự nhiên giai đoạn này tại các quận, huyện còn một số nội dung tồn tại trong việc khảo sát thiết kể, thi công, quản lý, sử dụng sau đầu tư. Những bất cập này đã được Thanh tra thành phố chỉ ra tại Kết luận số 637/KL-TTTP-P2 ngày 13/02/2018 như: chất lượng mặt hè và các lớp kết cấu chưa đảm bảo theo hồ sơ thiết kế, thiết kế vỉa hè các tuyến phố chưa có sự thống nhất, việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ ngầm chưa đồng bộ, chưa đảm bảo về mỹ quan đô thị; quản lý, sử dụng vỉa hè sau đầu tư tại một số tuyến phố còn chưa đúng mục đích, bảo hành, bảo trì chưa được thường xuyên, kịp thời;.....

Để khắc phục những tồn tại trên, từ năm 2018 đến nay, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quy định về “thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”; “chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố”; “hướng dẫn quy trình lát hè bằng đá tự nhiên, bảo trì vỉa hè sau khi lát” …

Về cơ bản Ủy ban Nhân dân các quận, huyện đã khắc phục được một số tồn tại, hạn chế trong việc cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố có lát hè bằng đá tự nhiên trên địa bàn. Khảo sát, thiết kế, hạ ngầm, chất lượng thi công đã được nâng lên đáng kế... Tuy nhiên, nghiệm thu vật liệu đầu vào, quản lý chất lượng, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công tại một số dự án chưa đảm bảo; quản lý, sử dụng sau đầu tư chưa phù họp theo công năng thiết kế; bảo hành, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức...

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, gần 5 năm qua, Sở này đã tổ chức kiểm tra 52 tuyến phố lát hè sử dụng vật liệu lát bằng đá tự nhiên trên địa bàn, chủ yếu tập trung tại các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Tây Hồ.

Sau khi kiểm tra các dự án, Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá: về cơ bản, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện đã nghiên cứu và áp dụng thiết kế mẫu hè đường đô thị đúng với quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố. Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế cơ bản phù họp theo quy định hiện hành. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng cơ bản đáp ứng điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định hiện hành.

Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra xác suất các vị trí ngẫu nhiên tại hiện trường. Kết quả kiểm tra, thí nghiệm đối chứng cơ bản chất lượng thi công lát hè đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được duyệt và tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4732:2016 về đá ốp, đá tự nhiên.

Nhìn chung chất lượng lát hè tại thời điểm kiểm tra chưa có các biểu hiện lún, nứt bề mặt kết cấu lát hè. Chủ đầu tư và các nhà thầu đã thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình cơ bản phù hợp theo quy định.

Tuy nhiên, Sở Xây dựng cũng đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế như: Tại một số dự án, việc thi công tại một số vị trí chưa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1012014/BXD về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận. Việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu vật liệu đá đầu vào tại một số tuyến phố chưa đảm bảo theo quy định.

Đặc thù thi công cải tạo, chỉnh trang phụ thuộc vào thực tế mặt bằng hiện trạng trên từng tuyến phố và thời gian thi công vào ban đêm. Tuy nhiên, giám sát của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát chưa thường xuyên liên tục, chưa kịp thời giải quyết, xử lý nhũng vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.

Quản lý sử dụng, bảo trì hè sau đầu tư tại một số tuyến phố chưa đảm bảo. Việc tổ chức kiểm tra rà soát, thực hiện duy tu, sửa chữa, bảo trì hè hư hỏng, xuống cấp tại một sổ tuyến chưa kịp thời để đảm bảo duy trì chất lượng sử dụng công trình và cảnh quan, mỹ quan đô thị; việc quản lý, sử dụng mặt hè không đúng công năng sử dụng, mục tiêu đầu tư và thiết kế phê duyệt gây hư hỏng, xuống cấp mặt hè...

Khẩn trương khắc phục

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đang chỉ đạo, mặc dù thời gian gần đây lát đá vỉa hè đang đi vào ổn định, nhưng Sở Xây dựng và các quận, huyện cần quan tâm hơn nữa về đầu tư và kịp thời khắc phục ngay những hạn chế.

(Ảnh: Holly Durso).
(Ảnh: Holly Durso).

Sở Xây dựng Hà Nội cũng vừa tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố tới đây cần tăng cường chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các quận, huyện thực hiện nghiêm túc văn bản số 1385/Ủy ban Nhân dân-ĐT ngày 08/4/2019 của Ủy ban Nhân dân thành phố về việc chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn.

Các huyện tổ chức rà soát lại thiết kế và chủng loại vật tư, vật liệu. Đồng thời, quy định cụ thể về chiều dầy đá lát; tiêu chuẩn kỹ thuật về độ bền uốn, độ hút nước, độ cứng vạch bề mặt, độ chịu mài mòn của đá lát; nghiên cứu sử dụng viên vỉa kết hợp ga thu nước... để tăng diện tích cho người đi bộ.

Ngoài ra, đảm bảo thiết kế cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy chuẩn; tăng cường chất lượng sử dụng đá lát, nâng cao tuổi thọ công trình, Ủy ban Nhân dân các quận hiện đang sử dụng nhóm đá có độ bền uốn thấp cần nghiên cứu thiết kế tăng chiều dày viên đá so với thiết kế mẫu. Tổ chức quản lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ các loại đá lát trước khi đưa vào sử dụng cho công trình. Các quận, huyện triển khai lát hè khi đáp ứng yêu cầu phải đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật như: cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, cấp điện, thông tin liên lạc, chỉnh trang mặt tiền..

Về quản lý, giám sát thi công, các quận huyện cần chỉ đạo Phòng quản lý đô thị tăng cường trong thẩm tra, thẩm định thiết kế; kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình lát hè thuộc thẩm quyền.

Thành phố kịp thời chỉ đạo chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, thường xuyên đôn đổc các nhà thầu giám sát, thi công theo đúng hồ sơ thiết kế, biện pháp thi công được duyệt; tổ chức nghiệm thu theo các tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu hiện hành. Thi công phải đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường; phế thải xây dụng phải được dọn sạch ngay trong đêm sau khi kết thúc thi công. Các địa phương cũng không nên dồn dập lát vỉa hè trong dịp sát Tết Nguyên đán hàng năm.

Tin bài liên quan