Kết quả, GVR đã bầu ra HĐQT mới gồm 8 người, trong đó ông Trần Công Kha làm Chủ tịch HĐQT, thay thế ông Trần Ngọc Thuận. Ông Lê Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty được bổ nhiệm Tổng giám đốc, thay thế ông Huỳnh Văn Bảo.
Đại hội cũng bầu Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó Trưởng Ban Kiểm soát là ông Đỗ Khắc Thăng.
Kết thúc năm 2021, GVR ước tổng doanh thu đạt hơn 28.500 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch và tăng 10% so với năm 2020; lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 6.100 tỷ đồng, vượt 7% kế hoạch và tăng 4% so với năm 2020. Công ty mẹ đạt doanh thu 3.900 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 2.160 tỷ đồng, vượt 5% kế hoạch.
Bên cạnh đó, Tập đoàn xây dựng kế hoạch năm 2022 với doanh thu và thu nhập khác đạt 29.271 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 6.793 tỷ đồng, tăng 10% so với ước thực hiện năm 2021; lợi nhuận sau thuế 5.340 tỷ đồng, tăng 3%.
GVR có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, hoạt động trong 5 lĩnh vực chính gồm trồng, khai thác chế biến mủ cao su; chế biến gỗ; sản phẩm công nghiệp cao su; đầu tư kinh doanh khu CN; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
GVR hiện nắm trong tay 402.650 ha cao su tại 3 nước Đông Dương, trong đó diện tích ở Việt Nam là 288.000 ha, mỗi năm sản xuất 320.000 tấn cao su, chiếm 30% sản lượng cả nước. Sản phẩm cao su của GVR chủ yếu gồm 3 loại: cao su định chuẩn kỹ thuật, cao su ly tâm và cao su tờ, xuất khẩu tới gần 70 quốc gia, với nhiều khách hàng lớn như Goodyear, Bridgestone, Michelin, Yokohama, Kumho, Sailun… GVR đặt mục tiêu đến năm 2025 tổng sản lượng chế biến và tiêu thụ toàn Tập đoàn đạt khoảng 500.000 tấn/năm.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đặt mục tiêu tiếp tục khai thác có hiệu quả và đầu tư mở rộng các Khu công nghiệp đã có, đầu tư mới các khu công nghiệp theo quy hoạch.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/1, cổ phiếu GVR đứng tại mức giá 35.500 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh hơn 3,5 triệu đơn vị.