Ngày 2/6, Google phối hợp cùng VCCI tổ chức hội thảo “Đón làn sóng công nghệ số: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (SMEs) đã sẵn sàng?”. Đây là hội thảo nhằm giúp các SMEs tận dụng tốt nhất lợi thế từ kết nối internet để phát triển kinh doanh.
Tại Hội thảo, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, hiện Việt Nam đã có 50% dân số sử dụng intrnet, nên đầu tư phát triển công nghệ số là điều tất yếu đối với các doanh nghiệp, nhất là các SMEs.
Phong trào khởi nghiệp của Việt Nam đang phát triển và được chú trọng, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Tuy nhiên, theo ông Tùng, để có thể đẩy mạnh làn sóng khởi nghiệp và thành công, cần có sự nghiên cứu dựa trên nền tảng công nghệ để có hướng phát triển tốt hơn. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã có kiến nghị xây dựng một cổng thông tin để đưa tất cả các thương hiệu của các doanh nghiệp, nhất là các SMEs vào đây để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội bán được sản phẩm, hàng hóa cả thị trường trong và ngoài nước.
Tương tự, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cũng cho biết, năm 2015, 95% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Internet. Tuy nhiên, có tới 60% doanh nghiệp gặp khó khăn trong ứng dụng Internet.
Ông Lộc chia sẻ, kết quả một cuộc nghiên cứu của Trường đại học Harvard có phân các nền kinh tế trên thế giới theo tiêu chuẩn kinh tế số. Trong đó, nhóm đầu tiên là nhóm dẫn đầu về phát triển công nghệ thông tin và đang duy trì tốc độ phát triển đỉnh cao; nhóm thứ hai là nhóm chững lại, tức đã phát triển, nhưng đang chững lại; nhóm thứ ba là nhóm đột phá, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, hiện tại chưa phát triển cao nền kinh tế số, nhưng trong tương lai có khả năng và tham gia vào nhóm dẫn đầu; nhóm dè chừng là nhóm có cơ hội, nhưng chưa làm gì để có thể đột phá.
Theo đánh giá, Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên về việc biến đổi làn sóng công nghệ số. Làn sóng công nghệ số đang phát triển nhanh chóng và có tác động mạnh mẽ tới cả doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các SMEs. Tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả các công nghệ này là cách thức đi tắt, đón đầu đối với các SME Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tốc độ phát triển công nghệ và làn sóng công nghệ số của Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tốc độ sẵn sàng cho nền kinh tế của công nghệ số Việt Nam còn yếu kém so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Philippines, chứ chưa thể so sánh với các nước trên thế giới.
Theo thống kê của Google Customer Barometer, có hơn một nửa (54%) nguời Việt đã kết nối trực tuyến, với khoảng 52 triệu nguời dùng internet và Việt Nam là quốc gia có dân số kết nối trực tuyến đứng thứ 5 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Duơng, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Internet đã giúp chuyển biến nhiều khía cạnh cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam, bao gồm cả cách thức nguời tiêu dùng tuơng tác với doanh nghiệp. Chẳng hạn, 43% nguời tiêu dùng Việt chia sẻ rằng, họ lần đầu biết đến sản phẩm họ mua là thông qua quảng cáo trực tuyến.
Phần lớn (gần 98%) các doanh nghiệp Việt Nam là SMES, khối doanh nghiệp này mang đến 51% tổng số việc làm và đóng góp 40% GDP, theo số liệu từ năm 2014. Internet mở ra cơ hội lớn cho khối SMEs nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay, việc số hoá của cácSMEs còn chậm bởi những thách thức như thiếu nhận thức về lợi ích của kết nối trực tuyến; cho rằng việc số hoá tốn nhiều chi phí và thiếu cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư; thiếu chuyên môn kỹ thuật nội bộ; xã hội có thói quen dùng tiền mặt; lo lắng về vấn đề bảo mật...
Phần lớn (gần 98%) các doanh nghiệp Việt Nam là SMES, khối doanh nghiệp này mang đến 51% tổng số việc làm và đóng góp 40% GDP, theo số liệu từ năm 2014. Internet mở ra cơ hội lớn cho khối SMEs nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay, việc số hoá của cácSMEs còn chậm bởi những thách thức như thiếu nhận thức về lợi ích của kết nối trực tuyến; cho rằng việc số hoá tốn nhiều chi phí và thiếu cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư; thiếu chuyên môn kỹ thuật nội bộ; xã hội có thói quen dùng tiền mặt; lo lắng về vấn đề bảo mật...
Theo Google, chìa khóa thành công cho thương mại điện tử nằm ở nền tảng kết nối di động. Không giống những nước khác như Mỹ, Việt Nam là nước có kết nối di động cao, có đến 55% người Việt sỡ hữu điện thoại thông minh, trong khi chỉ có 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Người Việt dùng điện thoại di động cho nhiều hoạt động khác nhau, từ tìm kiếm thông tin, xem video, tìm đường đi, kiểm tra tình trạng giao thông và quản lý danh sách mua hàng.
Ông Kevin O'Kane, Giám đốc điều hành khối SMEs, Google châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: “Mỗi doanh nghiệp Việt Nam, dù hoạt động ở bất cứ ngành nghề nào, đều có thể trở thành một doanh nghiệp thương mại điện tử, vì các bạn đã có sẵn lượng khách hàng kết nối trực tuyến và trên nền tảng di động. Các khách hàng này đều kỳ vọng vào sự hiện diện của các doanh nghiệp trong môi truờng thương mại điện tử. Nhưng phần lớn các SMEs Việt Nam vẫn chưa thể cung cấp các trải nghiệm thương mại di động tốt và thậm chí còn chưa triển khai thương mại điện tử. Điều này khiến các doanh nghiệp gần như vô hình với hơn một nửa dân số Việt Nam, cũng như phần còn lại của thế giới đang kết nối trực tuyến. Qua buổi hội thảo này, chúng tôi hy vọng sẽ thể hiện được cam kết kết dài hạn của Google trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển, SMEs Việt Nam sẽ nhận thấy rằng, việc tạo dựng mô hình thương mại điện tử dễ hơn họ nghĩ và Google có đủ công cụ cũng như một đội ngũ sẵn sàng giúp họ thành công”.
Tại hội thảo, Google cũng chia sẻ câu chuyện thành công của một vài SMEs trong việc khai thác tiếp thị kỹ thuật số như Topica và Vietnam Unique Tours. Các doanh nghiệp này đã ứng dụng thành công kỹ thuật số trong phương thức kinh doanh và marketing, giúp cho các khách hàng và khách hàng tiềm năng của họ dễ dàng tìm thấy họ trực tuyến.
Ông Kevin O'Kane, Giám đốc điều hành khối SMEs, Google châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: “Mỗi doanh nghiệp Việt Nam, dù hoạt động ở bất cứ ngành nghề nào, đều có thể trở thành một doanh nghiệp thương mại điện tử, vì các bạn đã có sẵn lượng khách hàng kết nối trực tuyến và trên nền tảng di động. Các khách hàng này đều kỳ vọng vào sự hiện diện của các doanh nghiệp trong môi truờng thương mại điện tử. Nhưng phần lớn các SMEs Việt Nam vẫn chưa thể cung cấp các trải nghiệm thương mại di động tốt và thậm chí còn chưa triển khai thương mại điện tử. Điều này khiến các doanh nghiệp gần như vô hình với hơn một nửa dân số Việt Nam, cũng như phần còn lại của thế giới đang kết nối trực tuyến. Qua buổi hội thảo này, chúng tôi hy vọng sẽ thể hiện được cam kết kết dài hạn của Google trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển, SMEs Việt Nam sẽ nhận thấy rằng, việc tạo dựng mô hình thương mại điện tử dễ hơn họ nghĩ và Google có đủ công cụ cũng như một đội ngũ sẵn sàng giúp họ thành công”.
Tại hội thảo, Google cũng chia sẻ câu chuyện thành công của một vài SMEs trong việc khai thác tiếp thị kỹ thuật số như Topica và Vietnam Unique Tours. Các doanh nghiệp này đã ứng dụng thành công kỹ thuật số trong phương thức kinh doanh và marketing, giúp cho các khách hàng và khách hàng tiềm năng của họ dễ dàng tìm thấy họ trực tuyến.
Google có một loạt các ứng dụng kỹ thuật số và các sản phẩm, phần nhiều trong số đó hoàn toàn miễn phí và đuợc thiết kế dành cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô để thành công trong thương mại điện tử, thương mại di động như "Kết nối trực tuyến với doanh nghiệp của tôi", một dịch vụ trực tuyến miễn phí cho phép các doanh nghiệp thiết lập sự hiện diện của mình trong thương mại di động thông qua Google search và Google Maps; Tiếp cận những khách hàng liên quan trên mọi kích thuớc màn hình với AdWords...