Goldman Sachs: Thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn chưa tạo đáy

Goldman Sachs: Thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn chưa tạo đáy

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán toàn cầu đang trong chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu cách đây một thập kỷ và các chiến lược gia của Goldman Sachs nằm trong số những người cảnh báo rằng khả năng sụt giảm nhiều hơn là có thể xảy ra.

Chỉ số MSCI All Country World Index có phiên giảm điểm ngày thứ chín liên tiếp vào thứ Tư (7/9), đây cũng là chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ năm 2011 - thời kỳ mà gánh nặng nợ công đã khiến khả năng tồn tại của khu vực đồng euro bị đặt vào dấu hỏi, khiến các nhà đầu tư lo lắng.

Sự sụt giảm của chỉ số đang nhanh chóng xóa bỏ mức phục hồi kể từ giữa tháng 6 mà đa phần các chiến lược gia cho rằng đó là đà hồi phục trong một thị trường gấu.

Các chiến lược gia cho biết: “Thời gian và độ lớn của nó không có gì lạ so với kinh nghiệm của những thập kỷ trước. Chúng tôi cho rằng thị trường sẽ suy yếu và gập ghềnh hơn nữa trước khi một mức đáy quyết định được thiết lập”.

Chỉ số MSCI All Country World Index đã giảm 9% kể từ giữa tháng 8, toàn cảnh những rủi ro thị trường bao gồm việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thực hiện thắt chặt tiền tệ quyết liệt để chống lạm phát, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu và sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc đều đang diễn ra.

Chỉ số MSCI All Country World Index

Chỉ số MSCI All Country World Index

Chris Wood, Trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu toàn cầu của Jefferies LLC cho biết: “Trong ngắn hạn thị trường sẽ giảm giá, tháng 9 và tháng 10 là lúc chúng ta thường thấy thị trường đi xuống mạnh mẽ”.

Dựa vào diễn biến thị trường trong quá khứ, các đợt hồi phục trong đợt giảm giá có thể xảy ra. Theo dữ liệu của Bloomberg, trong hai thập kỷ qua, chỉ số MSCI All Country World Index đã tăng trung bình ít nhất 1% trong 10 và 20 ngày sau chuỗi 9 ngày giảm,.

Hiện tại, thận trọng dường như đã trở thành từ khóa khi sức mạnh đồng đô la tăng vọt qua các thị trường toàn cầu vào thứ Tư (7/9), lợi tức trái phiếu kho bạc tăng đột biến do kỳ vọng về việc Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và chỉ số MSCI châu Á trượt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020.

“Câu hỏi lớn vẫn là lạm phát và cách các ngân hàng trung ương phải phản ứng với điều này. Chúng tôi đang phản ứng trước tất cả các động thái của ngân hàng trung ương và dự báo thời điểm thực sự các nhà hoạch định chính sách sẽ tạm dừng thắt chặt và xem lạm phát sẽ giải quyết ở đâu?”, Joyce Chang, Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của JPMorgan Chase cho biết.

Trong khi đó, các cổ phiếu giá trị tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các cổ phiếu tăng trưởng trong bối cảnh điều kiện kinh tế suy yếu. Các nhà kinh tế của Goldman dự báo khả năng xảy ra suy thoái trong năm tới là 33% và “lịch sử cho thấy các cổ phiếu có giá trị vượt trội hơn so với thời điểm bắt đầu suy thoái”.

Mặt khác, theo Morgan Stanley, chỉ số S&P 500 vẫn chưa chạm đáy và có thể giảm tới 23% khi các nhà đầu tư chuyển trọng tâm sang tăng trưởng chậm lại do Fed thắt chặt.

Trong trường hợp tốt nhất, Morgan Stanley dự đoán rằng S&P 500 sẽ giảm xuống 3.400 điểm vào cuối năm và trong trường hợp suy thoái, chỉ số sẽ giảm xuống 3.000 điểm. Điều đó thể hiện mức giảm tương ứng là 13% và 23% so với mức hiện tại.

Tin bài liên quan