Trong báo cáo mới nhất được công bố hôm thứ Ba (26/7), Goldman Sachs dự báo, khoáng sản luyện thép sẽ dư thừa 67 triệu tấn cho phần còn lại của năm 2022, sau khi thâm hụt 56 triệu tấn trong nửa đầu năm. Điều này phản ánh cả sự suy yếu của thị trường bất động sản trong nước và nhu cầu thép bên ngoài Trung Quốc giảm mạnh.
Goldman Sachs cũng cắt giảm mục tiêu giá quặng sắt 3 tháng và 6 tháng từ 90 USD/tấn và 110 USD/tấn một tấn xuống lần lượt là 70 USD/tấn và 85 USD/tấn. Goldman Sachs kỳ vọng tình trạng khó khăn hiện tại của thị trường quặng sắt sẽ tồn tại lâu hơn so với giai đoạn bán tháo vào năm 2021, mặc dù các điều kiện khó có thể trở nên tồi tệ như thị trường gấu 2014-2015 khi giá xuống mức thấp 38 USD/tấn.
Goldman Sachs cho biết vấn đề hiện tại là quặng sắt có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động bất động sản trong chu kỳ đầu ở Trung Quốc. Việc chính phủ kiểm soát tỷ lệ nợ trong lĩnh vực bất động sản đã biến thành một cuộc khủng hoảng toàn diện.
Goldman Sachs cho biết: “Phân khúc lĩnh vực này tạo ra gần một phần ba nhu cầu thép và quặng sắt của Trung Quốc, tương đương với một phần tư nhu cầu vận chuyển bằng đường biển trên toàn cầu”.
Bloomberg Intelligence cũng có quan điểm tương tự về tác động của cuộc khủng hoảng bất động sản đối với thị trường hàng hóa. Trong số các kim loại, thép có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất trong quý III do tình trạng tẩy chay cho vay tài sản thế chấp vì ngành xây dựng nói chung chiếm 49% nhu cầu thép của Trung Quốc. Đối với nhôm, tỷ trọng là 32% và đối với đồng là 9%.
Theo Bloomberg Economics, các nhà đầu tư kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ nhanh chóng giải cứu các nhà phát triển bất động sản bị vướng vào cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp có thể sẽ thất vọng, vì "chính phủ sẽ không thích cung cấp bất kỳ điều gì tương tự như các gói cứu trợ có thể khuyến khích rủi ro đạo đức".