Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 8/5: Xác suất điều chỉnh vẫn thường trực

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 8/5: Xác suất điều chỉnh vẫn thường trực

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng điểm tích cực nhưng vẫn tạm thời gặp khó tại vùng quanh 1.250 điểm. Mặc dù vậy, với trạng thái tích cực như hiện tại, cơ hội tăng điểm và vượt qua mốc này vẫn khá cao. Điểm trừ duy nhất hiện tại vẫn là thanh khoản quá thấp nên đà tăng sẽ không mạnh như giai đoạn trước đó.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 8/5.

CTCP DATX Việt Nam

Chỉ số VN-Index tiếp tục xu hướng tăng ngắn hạn sau khi vượt qua kháng cự 1.230 điểm. Áp lực chốt lời ngắn hạn trong phiên đã xuất hiện, khi đã có rất nhiều cổ phiếu tăng hơn 15% từ đáy. Đây là vận động bình thường khi VN-Index đã hồi phục hơn 70 điểm từ đáy.

Dòng tiền phiên này tập trung đi vào mạnh ở các nhóm cổ phiếu xuất khẩu: Dệt may, Thủy sản...

Hệ thống AI của DATX phản ánh nhiều cổ phiếu vào vùng chốt lời ngắn hạn. Áp lực chốt lời ngắn hạn đã xuất hiện nhưng chưa ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường.

Chúng tôi cho rằng, đây là giai đoạn dòng tiền có sự phân hóa, phù hợp để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục: Chốt lời các cổ phiếu đạt mục tiêu ngắn hạn và mua vào các cổ phiếu đầu ngành, có kết quả quý I tích cực, có dòng tiền chủ động.

CTCK Tân Việt - TVSI

Chỉ số VN-Index kết phiên giao dịch với cây nến tăng điểm dạng spinning với giá đóng cửa ở vùng cao trong ngày với thanh khoản suy giảm hôm nay, cho thấy lực cầu đã suy giảm khi tiệm cận kháng cự ngắn hạn.

Chỉ số tăng điểm tích cực nhưng vẫn tạm thời gặp khó tại vùng quanh 1.250 điểm. Nhưng với trạng thái tích cực như hiện tại, cơ hội tăng điểm và vượt qua mốc này vẫn khá cao. Điểm trừ duy nhất hiện tại vẫn là thanh khoản quá thấp nên đà tăng sẽ không mạnh như giai đoạn trước đó.

Trong các phiên giao dịch sắp tới, với việc tiệm cận vùng kháng cự giá cao nên các nhịp rung lắc dự báo sẽ tiếp tục diễn ra nhưng đây là cơ hội để mua mới. Tín hiệu nguy hiểm chỉ xảy ra nếu VN-Index để mất đóng cửa cuối tuần trước đó quanh ngưỡng 1.221 điểm.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.

CTCK Asean

VN-Index đóng cửa dạng cây nến Doji, cho thấy tâm lý thị trường đang dao động và thiếu đi sự đồng thuận. Tuy nhiên, xét về thanh khoản ở khung giờ, diễn biến dao động thấp và lực cung cũng không quá lớn nên xác suất tiếp diễn tăng điểm vẫn còn bỏ ngỏ.

Đóng cửa, VN-Index tăng 7 điểm cho thấy lực cầu vẫn áp đảo lực cung. Các chỉ báo động lượng đều đang duy trì ở mức trung lập, đáng chú ý là MFI quay trở lại trên mức 50 cho thấy sự quay trở lại của dòng tiền và có thể tiếp tục lan tỏa trong các phiên giao dịch sau.

CTCK Vietcombank - VCBS

Chỉ số VN-Index ghi nhận phiên giao dịch giằng co, kết phiên tăng điểm nhờ nâng đỡ ở cổ phiếu vốn hóa lớn.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo dòng tiền CMF tuy vẫn ở mức thấp nhưng cũng cho nỗ lực hồi phục hướng lên, RSI đồng thời hướng lên, tuy nhiên, VN-Index đang ở ngưỡng kháng cự 1.245-1.250 điểm và thanh khoản chưa bứt phá thuyết phục nên xác suất điều chỉnh vẫn thường trực.

Với diễn biến hiện tại, thị trường đã xác nhận chuyển đổi trạng thái nhưng vẫn có thể rung lắc điều chỉnh về khu vực 1.230 điểm, tương ứng với thang đo 0,786 của thang đo FIbonacci thoái lui, bám sát đường MA20 cũng như đường senkou pan B trước khi tiếp tục xu hướng tăng và hướng lên những vùng điểm cao.

Ở khung đồ thị giờ, các chỉ báo RSI, MACD, đều đã ở vùng cao cho thấy áp lực bán chốt lời ngắn hạn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh trong các phiên tới vẫn được đánh giá là cần thiết để VN-Index tiếp tục hướng lên khu vực 1.280-1.300 điểm.

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.
Tin bài liên quan