Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 31/1: Đà điều chỉnh ngắn hạn đang mạnh dần

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 31/1: Đà điều chỉnh ngắn hạn đang mạnh dần

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chỉ số VN-Index đóng cửa với cây nến giảm điểm dạng Mazubozu với thanh khoản tăng cao đi kèm giá đóng cửa thấp nhất ngày cho thấy đà điều chỉnh ngắn hạn đang mạnh dần.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 31/1.

CTCK SHS

VN-Index điều chỉnh sau tám phiên tăng điểm liên tiếp. Thanh khoản gia tăng so với các phiên trước đó và cao hơn mức trung bình 20 phiên gần nhất. Điều này cho thấy là áp lực bán ra trong phiên hôm nay là khá mạnh thể hiện tâm lý chốt lời từ các nhà đầu tư.

Với phiên điều chỉnh hôm nay thì bức tranh kỹ thuật của Vn-Index vẫn chưa có gì thay đổi khi chỉ số này tiếp tục kết phiên trên các vùng hỗ trợ quan trọng lần lượt là 1.030-1.055 điểm (MA20-50) và cả ngưỡng 1.065 điểm (MA100).

Chúng tôi kỳ vọng, trong phiên giao dịch tiếp theo, lực cầu gia tăng tại các vùng giá thấp có thể giúp cho thị trường hồi phục trở lại với mục tiêu tiếp theo là ngưỡng kháng cự quanh 1.160 điểm (MA200).

CTCK Tân Việt - TVSI

Chỉ số VN-Index đóng cửa với cây nến giảm điểm dạng Mazubozu với thanh khoản tăng cao đi kèm giá đóng cửa thấp nhất ngày cho thấy đà điều chỉnh ngắn hạn đang mạnh dần.

Phiên giảm điểm hôm nay xác nhận cho tín hiệu điều chỉnh từ vùng kháng cự. Việc các mã dẫn đầu tiêu biểu là nhóm Big 4 ngân hàng gặp áp lực giảm cũng kéo theo toàn chỉ số VN30 có phiên giao dịch khá tệ.

Hỗ trợ ngắn hạn của chỉ số hiện tại ở quanh mốc 1.090-1.100 điểm và kỳ vọng chỉ số sẽ cân bằng trở lại trong các phiên tới tại vùng giá trị này.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.

CTCK Tiên Phong - ORS

Áp lực chốt lời thể hiện rõ khi VN-Index áp sát kháng cự mới là ngưỡng Fibonacci Retracement 61,8% (quanh mức 1.130 điểm). Tuy nhiên, áp lực bán trong phiên hôm nay chủ yếu xuất hiện ở nhóm ngân hàng, đây là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất thị trường nên đã có ảnh hưởng kéo giảm chỉ số chung.

Cùng với đó, việc thanh khoản tăng cao cho thấy thị trường đã có lực mua đủ mạnh để hấp thụ áp lực chốt lời trong phiên. Hiện tại, mục tiêu của chỉ số vẫn là chinh phục ngưỡng Fibonacci Retracement 61,8%.

Tuy nhiên, trong trường hợp thị trường tiếp tục điều chỉnh để thu hút dòng tiền mới tham gia thì trendline giảm (bắt đầu từ tháng 04/2022) giờ đây sẽ là hỗ trợ quan trọng cho chỉ số.

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.
Tin bài liên quan