Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 19/2: Sideway biên độ 5-10 điểm trong ngắn hạn

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 19/2: Sideway biên độ 5-10 điểm trong ngắn hạn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ số điều chỉnh về đường MA20 và duy trì vận động trên đường trung bình này cho thấy đây là ngưỡng hỗ trợ đáng tin cậy trong ngắn hạn.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 19/2

CTCK Vietcombank – VCBS

Chỉ số VN-Index kết phiên tăng điểm nhẹ cho thấy nỗ lực cân bằng quanh khu vực kháng cự 1.280 điểm.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ số chung rung lắc nhẹ khi chạm đường biên trên dải Bollinger band, tuy nhiên vẫn giữ được cân bằng nhờ lực cầu hiện hữu cùng như vận động luân chuyển của dòng tiền.

Chỉ báo RSI và MACD vẫn chưa cho tín hiệu hình thành đỉnh và duy trì vận động ở vùng cao cho thấy động lực chung đang ổn định, và đồng thời củng cố cho diễn biến đi ngang hiện tại của VN-Index.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ số chung điều chỉnh về đường MA20 và duy trì vận động trên đường trung bình này cho thấy đây là ngưỡng hỗ trợ đáng tin cậy trong ngắn hạn.

Chỉ báo MACD có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với chỉ báo RSI cũng như với khung đồ thị ngày giúp giảm thiểu nguy cơ rung lắc biên độ rộng.

Với diễn biến hiện tại, nếu dòng tiền tập trung phần nhiều vào nhóm midcap và penny thì VN-Index sẽ duy trì dao động sideway biên độ 5-10 điểm trong ngắn hạn.

CTCP Chứng khoán UP

Chốt phiên, VN-Index đóng cửa ở mức 1.278,14 điểm, tăng 5,42 điểm (0,43%). Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước nhưng vẫn duy trì ở mức trên trung bình 20 phiên.

Khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng mạnh, với giá trị bán ròng đạt 142,06 tỷ đồng – đây là phiên thứ 12 liên tiếp. Tổng hợp từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút ròng gần 14.000 tỷ đồng, sau khi năm ngoái lập kỷ lục bán ròng đạt 93.000 tỷ đồng.

Trong tuần qua (10-17/2), Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang hút ròng trên kênh thị trường mở với tổng giá trị gần 54.000 tỷ đồng, chủ yếu do khối lượng đáo hạn của các kỳ hạn mua lại.

Điều này góp phần hỗ trợ thanh khoản nội địa nhưng không đủ để đảo ngược xu hướng bán ròng của khối ngoại, vốn đã có truyền thống tái cơ cấu danh mục vào tháng 1 hàng năm.

Dựa trên các phản ứng giá trong những phiên giao dịch gần đây, mức 1.270 điểm được xác định là vùng hỗ trợ quan trọng.

Nếu chỉ số giảm dưới ngưỡng này, áp lực bán có thể đẩy giá xuống các mức hỗ trợ tiếp theo, có thể ở khoảng 1.265-1.260 điểm. Vùng 1.270 điểm đã từng là điểm cân bằng giữa lực mua và lực bán, được củng cố bởi phản ứng giá và khối lượng giao dịch trong các phiên trước.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.

CTCK Asean

Phiên giao dịch hôm nay diễn biến phục hồi khi chỉ số đóng cửa với cây nến xanh, tuy nhiên bóng nến trên khá dài cho thấy áp lực bán vẫn đang hiện hữu.

Hiện tại các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang cho tín hiệu tích cực khi chỉ số đang nằm trên các đường EMA 20, EMA50 và EMA100, đồng thời các đường trung bình có xu hướng dốc lên cho tín hiệu tăng về xu hướng ngắn hạn.

Đồng thời, các đường MACD và RSI đang nằm trên đường trung bình và có xu hướng tăng nhẹ, cho thấy sự tích cực về động lượng thị trường. Theo quan điểm kỹ thuật, thị trường đang có sự giằng co quanh vùng kháng cự 1.275-1.280 điểm.

Do đó, nhà đầu tư cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, đồng thời cân nhắc giải ngân với các cổ phiếu lớn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực.

CTCK SHS

Xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn duy trì tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1.260 điểm, tương ứng trung bình 200 phiên hiện nay.

Tuy nhiên, như những giai đoạn trước đây, thị trường luôn chịu áp lực bán, phân hóa mạnh khi chỉ số gặp vùng kháng cự mạnh. Diễn biến vẫn tương đối tích cực, thể hiện dòng tiền vẫn đang chủ động, luân chuyển trong thị trường.

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.
Tin bài liên quan