Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/1: Bức tranh kỹ thuật của VN-Index vẫn không có gì thay đổi

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/1: Bức tranh kỹ thuật của VN-Index vẫn không có gì thay đổi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ trong phiên thứ hai liên tiếp. Thanh khoản suy giảm so với phiên trước đó và tiếp tục thấp hơn mức trung bình 20 phiên gần nhất. Điều này cho thấy là tâm lý nhà đầu tư đang nghiêng về việc nghỉ Tết sớm nên dòng tiền lớn vẫn đang đứng ngoài thị trường.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 13/1.

CTCK Tân Việt - TVSI

Chỉ số VN-Index vẫn lại đóng cửa với cây nến Doji và đi kèm khối lượng suy giảm cho thấy sau phiên chốt lời hôm qua thì đà bán hôm nay đã suy giảm.

Chỉ số có sự xác nhận tiếp tục duy trì vẫn động vùng đi ngang 1.050-1.070 điểm biên độ hẹp như chúng tôi đã nhận định trước đó. Điểm tích cực trong phiên hôm nay có lẽ chỉ là mặc dù số mã giảm điểm vượt trội nhưng chỉ số vẫn tăng điểm nhẹ nhờ đà tăng xoay tua giữa các nhóm ngành.

Chúng tôi vẫn tiếp tục kỳ vọng xu hướng đi ngang nhàm chán hiện tại sẽ kết thúc vào phiên cuối tuần. Nếu không, chỉ số có lẽ phải chờ sau kỳ nghỉ lễ mới thay đổi trạng thái.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.

CTCK SHS

Chỉ số VN-Index tăng nhẹ trong phiên thứ hai liên tiếp. Thanh khoản suy giảm so với phiên trước đó và tiếp tục thấp hơn mức trung bình 20 phiên gần nhất.

Điều này cho thấy là tâm lý nhà đầu tư đang nghiêng về việc nghỉ Tết sớm nên dòng tiền lớn vẫn đang đứng ngoài thị trường.

Với phiên tăng nhẹ hôm nay thì bức tranh kỹ thuật của VN-Index vẫn không có gì thay đổi khi chỉ số này kết phiên trên vùng 1.010-1.015 điểm (MA50) và cả vùng 1.030-1.035 điểm (MA20).

Chúng tôi kỳ vọng, trong phiên giao dịch cuối tuần, lực cầu gia tăng có thể giúp cho thị trường tiếp tục hồi phục với mục tiêu tiếp theo là vùng kháng cự trong khoảng 1.075-1.080 (MA100).

CTCK Tiên Phong - ORS

VN-Index tiếp tục có phiên giao dịch gần như đi ngang thứ 7 liên tiếp khi tiến gần ngưỡng cản mạnh là trendline giảm (bắt đầu từ tháng 04/2022). Cùng với đó, thanh khoản duy trì ở mức thấp (dưới mức trung bình 20 phiên) thể hiện rõ tâm lý thận của bên mua trước ngưỡng cản trên.

Hiện tại, trendline giảm vẫn là kháng cự quan trọng mà chỉ số cần chinh phục. Nếu có thể thành công vượt ngưỡng cản mạnh này, chỉ số sẽ có cơ hội hướng đến mức cao mới.

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.
Tin bài liên quan