Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS

Góc nhìn kỹ thuật phiên 4/3: Gặp áp lực rung lắc mạnh

(ĐTCK) Nhiều khả năng chỉ số gặp phải áp lực rung lắc mạnh khi tiếp cận các đường MA dài hạn, đồng thời khiến để ngỏ kịch bản chỉ số sẽ mất thêm thời gian dao động tích lũy ở dưới vùng cản 573-580.

ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 4/3.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS

CTCK FPT – FPTS

Khu vực kháng cự mạnh tại 570-580 điểm tiếp tục được thử thách trong phiên 3/3. Nhờ dự địa tăng điểm từ phiên trước, chỉ số đã tiếp tục có thêm gia tốc tăng ngay từ đầu phiên và chạm mức cao nhất tại gần 574 điểm. Khu vực 570-580 điểm là sự hội tụ của nhiều các lực cản (MA 100, MA 200, Fibo 61,8% hồi quy và cận trên Bollinger Band) và nó tiếp tục bộc lộ trong phiên này. Cụ thể, mức đỉnh 574 điểm đạt được trong phiên cũng chính là mức đỉnh gần nhất tạo lập được vào ngày 25/2.

Với kết thúc tăng nhẹ, quanh mức 570 điểm rõ ràng lực cản tại 574 điểm được tái khẳng định lần thứ 02.

Ngoài ra, nếu xem xét khoảng trống còn lại giữa cận trên của dải Bollinger và chỉ số có thể thấy đã nó đã bị thu hẹp đáng kể. Điều này đồng nghĩa với dư địa tăng trong phiên ngày 4/3 là không nhiều. Nếu chỉ dựa trên nội lực dòng vốn như phiên 3/3, khả năng bứt phá xuyên 580 điểm là thấp và kịch bản đi ngang có thể lại tái diễn.

CTCK MB – MBS   

Về mặt kỹ thuật, các chỉ số có diễn biến giao dịch giằng co trong phiên khi tiến vào các vùng kháng cự tương ứng 575 điểm với VN-Index và 80-81 điểm với HNX-Index. Nhà đầu tư duy trì danh mục hiện tại và theo dõi phản ứng của thị trường tại các vùng kháng cự nên trên để có hành động phù hợp.

 Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS

CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS

VN-Index tăng điểm nhẹ và tiếp tục giữ vững trên mốc 570 điểm trong phiên 3/3. Thanh khoản giảm và áp lực bán không quá mạnh cho thấy xu hướng trong ngắn hạn vẫn sẽ là tăng. Các chỉ báo như RSI, MACD, Stochastic Oscillators tiếp tục giữ ở trạng thái tích cực. Vùng kháng cự gần nằm ở 573-580 điểm, vùng hỗ trợ gần nằm ở 558-563 điểm.

HNX-Index tiếp tục duy trì trên mốc 79 điểm. Áp lực bán không quá mạnh cho thấy tâm lý nhà đầu tư hiện vẫn khá tích cực. Một số chỉ báo như RSI, MACD hiện tiếp tục nằm trong xu thế đi lên. Tiếp tục giữ quan điểm tích cực trong ngắn hạn. Ngưỡng kháng cự tiếp theo nằm ở mốc 80,82 điểm, tương đương MA200.

CTCK Bảo Việt – BVSC

Đường giá đã cắt lên trên trở lại đường PSAR với sự trợ giúp của nhóm MA ngắn hạn đang hướng lên tại thời điểm đường STO đã giao cắt trên đường tín hiệu và xác lập lại xu hướng tăng. Đường MFI đang vận động trên ngưỡng 80 cho thấy dòng tiền vẫn đang có dấu hiệu chảy vào thị trường. Cùng với đó, sức mạnh nội tại của đường giá đang ở mức cao, thể hiện qua xu hướng tăng khá bền vững của chỉ báo RSI. Ngoài ra, đường ADX vẫn nằm trên ngưỡng 25 trong sự phân kỳ trở lại của 2 đường DI. Những tín hiệu trên sẽ là những yếu tố hỗ trợ cho đà tăng điểm của chỉ số trong ngắn hạn.

Mặc dù vậy, các đường MA dài hạn vẫn sẽ là những ngưỡng kháng cự mạnh đối với chỉ số trong những phiên kế tiếp, trong bối cảnh đường MACD và Momentum vẫn chưa xác lập lại đà tăng điểm.

Điều này nhiều khả năng sẽ làm chỉ số gặp phải áp lực rung lắc mạnh khi tiếp cận các đường MA dài hạn, đồng thời khiến để ngỏ kịch bản chỉ số sẽ mất thêm thời gian dao động tích lũy ở dưới vùng cản này. Vùng kháng cự gần của 2 chỉ số được dự báo nằm tại 575-580 điểm đối với VN-Index tương ứng 80.5-81 điểm đối với HNX-Index. Đây được xem là điểm bán trading giảm tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn đang nắm giữ về mức an toàn.

Tin bài liên quan