Đồ thị phân tích kỹ thuật VN-Index (Nguồn: SHS)
CTCK FPT (FPTS)
Giữ được nhịp tăng điểm từ phiên giao dịch cuối tuần trước, VN-Index tăng thêm 2,31 điểm lên 603,15 điểm sau phiên ngày 03/11. Đường giá trụ vững trên mốc 600 điểm kết hợp với các yếu tố tích cực từ phương diện kỹ thuật cho thấy xu thế ngắn và trung hạn vẫn tỏ ra khá tốt. Đường SO tăng mạnh lên vùng quá mua cùng MACD cho tín hiệu mua vào. Khả năng VN-Index điều chỉnh nhẹ là vẫn có thể xảy ra, nhưng chúng tôi vẫn lạc quan với xu hướng của thị trường trong thời gian tới.
Tăng điểm phiên thứ 5 liên tiếp, HNX-Index tiến sát vùng 90 điểm tại 88,87 điểm. Bên cạnh diễn biến khá tốt từ nhóm trung bình động MA đồng thời hướng lên từ tuần trước thì các chỉ báo sức mạnh thị trường cũng đang dần cho tín hiệu đảo chiều. Parabolic SAR cho tín hiệu mua vào, cùng RSI, MACD cũng đồng thời hướng lên thể hiện xu thế tăng điểm. Khối lượng giao dịch cần tiếp tục được cải thiện trong các phiên tới.
CTCK Bảo Việt (BVSC)
VNINDEX có thêm phiên hồi phục với độ rộng nghiêng về các mã tăng điểm. Một cây nến xanh có khoảng trống với thân nến liên trước được hình thành không những giúp đường giá bứt phá lên trên đường SMA100 và nhóm MA ngắn hạn, mà còn được kỳ vọng giúp đường giá tiếp tục có diễn biến tích cực trong phiên kế tiếp.
Về mặt chỉ báo kỹ thuật, sau khi đường giá cắt lên trên đường PSAR thì đường MACD và các chỉ báo momentum (STO, RSI) cũng quay trở lại xu hướng tăng điểm, còn đường +DI đang chuẩn bị cho tín hiệu giao cắt lên trên trở lại với đường -DI. Diễn biến này cũng đang ủng hộ khả năng tiếp tục đi lên và tiếp cận đường SMA50 của chỉ số trong ngắn hạn.
Mặc dù vậy, phiên vượt đỉnh 604 điểm này của chỉ số lại không có sự thuyết phục về mặt điểm số cũng như thanh khoản trong bối cảnh một vài chỉ báo kỹ thuật khác, đặc biệt là chỉ báo ADX vẫn đang đi xuống và chưa cho thấy được sự chuyển biến tích cực hơn.
Điều này khiến chúng tôi để ngỏ khả năng chỉ số sẽ sớm có nhịp điều chỉnh để kiểm tra lại vùng hỗ trợ được tạo bởi đường SMA100 và nhóm MA ngắn hạn. Vùng kháng cự gần của 2 chỉ số vẫn nằm tại 605-610 điểm đối với VNINDEX và được điều chỉnh lên quanh 90 điểm đối với HNXINDEX. Đây tiếp tục được xem là điểm bán trading quay vòng một phần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn đang nắm giữ.
CTCK BIDV (BSC)
Cây nến đỏ dạng doji bia một xuất hiện trong phiên 3/11 chân nến vượt qua sợi dây trung bình MA(100), khối lượng giao dịch 0.85 lần phiên giao dịch trước đó, cây nến là dấu hiệu điển hình cho khuôn mẫu đảo chiều.
Quan sát diễn biến trong phiên, VNIndex tăng trưởng rất tốt trong phiên giao dịch sáng, chủ động ngay từ thời điểm mở cửa, hướng đến mức 607 điểm vào cuối phiên sáng. Phiên chiều, VNIndex đảo chiều tương ứng với đà tăng của buổi sáng, nhanh chóng về vùng giá 604 trong suốt phiên chiều. Chốt phiên tại 603.15 điểm, tăng thêm 2.31 điểm.
Chỉ báo Momentum giảm nhẹ, sau đà tăng liên tiếp 4 phiên trước đó, giảm 13.91 điểm. Chỉ báo RSI(15) tương ứng tăng nhẹ 1.49 điểm, đạt 51.37 điểm. Đường MACD vẫn duy trì trên đường chỉ báo chậm, tuy nhiên đường này vẫn chưa thoát khỏi đường Zero.
Tuy VN-Index vượt qua được sự kháng cự của sợi dây trung bình dài hạn MA(100), những vẫn chưa thể vượt qua được đường MA(50). Đứng trước khuôn mẫu đảo chiều của doji bia mộ,
VN-Index sẽ khó có thể chinh phục được ngưỡng 610 trong phiên tới, thị trường có thể tiếp tục kiểm tra lại vùng hỗ trợ rộng 595-600.
CTCK Maybank KimEng (MBKE)
VN-Index khởi đầu tuần mới với phiên tăng nhẹ. Đường giá đang gặp thử thách nhất định khi tiến về vùng kháng cự 610, là vùng di chuyển của MA trung hạn và mức để VN-Index xác nhận ra khỏi đà giảm ngắn hạn.
Thanh khoản giảm lại 14% so với phiên cuối tuần và tiếp tục nằm ởthấp hơn mức KLGD trung bình 50 ngày. Như vậy là sự cải thiện của dòng tiền vẫn chưa rõ ràng.
Chỉ báo kỹ thuật dịch chuyển. Hầu hết các chỉbáo kỹthuật đang nằm trong vùng kém tích cực, dù vậy chúng tôi bắt đầu nhận thấy có sựdịch chuyển tăng lên trở lại.
VN-Index đã không tạo ra đáy liền sau thấp hơn trong tuần trước. Dù vậy sựcải thiện về thanh khoản cũng như yếu tố đỉnh liền sau cao hơn chưa xuất hiện.
HNX-Index có phiên tăng thứ5 liên tiếp, một kết quảđáng khích lệnếu so với đà giảm mạnh thời gian trước đó.
5 phiên tăng đã giúp đường giá quay lại phía trên MA trung hạn và điều này xác nhận tín hiệu vi phạm hỗ trợ trước đó là một tín hiệu “nhiễu”.
Thanh khoản còn yếu. Dù giá tăng khá tốt, KLGD nhìn chung vẫn chưa đạt yêu cầu khi nằm thấp hơn hẳn thanh khoản trung binh 50 ngày.
Chỉ báo dịch chuyển. MACD dù vẫn nằm trong vùng tiêu cực nhưng đã bắt đầu gia tăng trởlại. Điều tương tự đang diễn ra ởcác chỉ báo khác.
Triễn vọng ngắn hạn của HNX-Index quay lại mức trung tính, điểm phá vỡ hỗ trợ trước đó bị phủ nhận.
CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)
VN-Index có phiên tăng điểm nhẹ đầu tuần. Đà tăng cuối phiên của chỉ số này bị ảnh hưởng bởi mức giảm điểm của GAS mặc dù độ rộng thị trường rất tích cực với hầu hết các mã Bluechips đều tăng điểm.
Thanh khoản tiếp tục được giữ ở mức khá cao. Tổng khối lượng giao dịch đạt 123 triệu đơn vị tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.300 tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy dòng tiền đang tiếp tục quay lại thị trường.
Đồ thị phân tích kỹ thuật HNX-Index (Nguồn: SHS)
Đồ thị chỉ số này tạo thành 1 gap bật khỏi ngưỡng cản SMA20. Tuy nhiên hình thành 1 Doji Shooting Star cho dấu hiệu về khả năng test lại vùng cản này.
Ngưỡng cản thấp nhất trong ngắn hạn là đường SMA50 tương ứng mốc 613 điểm. Vùng hỗ trợ gần nhất là mốc 600 điểm.
HNX-Index tiếp tục có phiên tăng điểm tốt với động lực từ nhóm các cổ phiếu dầu khí thuộc sàn này.
Chỉ số này vượt đường SMA20 và SMA50 cho thấy xu hướng tăng điểm ngắn hạn đang trở lại. Tuy nhiên thanh khoản tiếp tục giảm và tập trung khá mạnh vào nhóm các cổ phiếu chủ chốt cho thấy động lực tăng điểm vẫn chưa chắc chắn.
Chỉ số này đang hướng tới vùng cản gần nhất 91 điểm. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá cần thêm các phiên tích lũy quanh vùng này trước khi chỉ số này chính thức bứt phát test lại vùng đỉnh cũ này.