Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS
CTCK FPT – FPTS
Trên đồ thị VN-Index, đường giá tiếp tục vận động dưới hai đường MA(14) và MA(20) đang dốc xuống cũng cho triển vọng không mấy tích cực.
Các chỉ báo RSI, MFI đều đang suy yếu, việc vận động dưới hai đường MA sẽ tạo ra cản trở cho sự hồi phục của đường giá, trong khi chỉ báo MACD tiếp tục suy giảm với độ dốc lớn và chưa thể cho điểm cắt đường tín hiệu trong ngắn hạn. Có thể trong những phiên tới, khả năng phục hồi là không cao và bên bán vẫn làm chủ thị trường.
Trên HNX, diễn biến xấu chưa dừng lại khi HNX-Index không giữ được nhịp hồi phục nhẹ và tiếp tục để mất 0,96 điểm xuống 79,9 điểm. Thanh khoản thấp đi kèm trạng thái giằng co trong khoảng giá hẹp thể hiện phần nào xu thế thị trường khá bi quan. Trên phương diện kỹ thuật cũng chưa có tín hiệu tích cực hơn, khi MACD chủ yếu vẫn hướng xuống và hàng loạt các chỉ báo khác đồng thời nằm trong vị thế bán.
CTCK MB – MBS
VN-Index kết thúc bằng một nến đỏ thân mỏng, thanh khoản tiếp tục ở mức thấp. Sau khi giằng co trên tham chiếu giữa phiên, lực mua giảm mạnh khiến chỉ số giảm xuống và cuối phiên và kết thúc dưới tham chiếu.
Ngắn hạn, VN-Index vẫn đang đối mặt nhiều rủi ro về thị trường cũng như nằm trong vùng điểm nhạy cảm với thanh khoản các phiên gần đây thấp, không hỗ trợ khẳng định cho xu hướng cụ thể nào. Vùng hỗ trợ ngắn hạn của chỉ số là 550-560 trong khi 600-610 là ngưỡng kháng cự mạnh.
HNX-Index kết thúc bằng một nến đỏ nhỏ, thanh khoản tiếp tục ở mức thấp. Sau khi giằng co gần tham chiếu giữa phiên, lực mua giảm mạnh khiến chỉ số giảm xuống và cuối phiên và kết thúc dưới tham chiếu.
Ngắn hạn, VN-Index vẫn đang đối mặt nhiều rủi ro về thị trường cũng như nằm trong vùng điểm nhạy cảm với thanh khoản các phiên gần đây thấp, không hỗ trợ khẳng định cho xu hướng cụ thể nào. Vùng hỗ trợ ngắn hạn của chỉ số là 76-77 tương ứng đương SMA100, tuy nhiên khá yếu; trong khi 87-88 là ngưỡng kháng cự mạnh.
CTCK Bảo Việt – BVSC
Mặc dù một vài chỉ báo kỹ thuật vẫn chưa cho tín hiệu tích cực trở lại, nhưng sự giao cắt của đường STO với đường tín hiệu trong vùng quá bán có thể được xem là một tín hiệu hỗ trợ cho đà hồi phục của chỉ số này.
Các đường SMA ngắn hạn đang hướng xuống sẽ tạo sức ép lên đường giá trong bối cảnh thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, dưới mức trung bình 10 phiên gần nhất.
Trên đồ thị HNX-Index, chỉ số này có thể sẽ quay lại kiểm tra ngưỡng hỗ trợ fibonacci retracement 261.8% trong những phiên tới.
Vùng hỗ trợ ngắn hạn của hai chỉ số đặt tại 563-565 điểm đối với VN-Index và 78.5-79 đối với HNX-Index. Nhà đầu tư được khuyến nghị nên duy trì vị thế trung hạn với tỷ trọng 50% trong danh mục đầu tư và chờ đợi phản ứng tiếp theo của hai chỉ số.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS)
Trên đồ thị VN-Index, chỉ số RSI14 duy trì ở mức 41 điểm, tâm lý nhà đầu tư còn thận trọng. MACD 9 ngày duy trì khoảng cách phía dưới đường tín hiệu.
Trên đồ thị HNX-Index, chỉ số RSI14 giảm nhẹ xuống 36.5 điểm, tâm lý nhà đầu tư thận trọng. MACD 9 ngày duy trì khoảng cách phía dưới đường tín hiệu, chỉ báo về xu hướng giảm.
Thị trường đang trong nhịp tăng kỹ thuật của xu hướng giảm giá. Với thực tế dòng tiền vào thị trường yếu như hiện tại, thời gian tăng điểm kỹ thuật sẽ không kéo dài. Ngưỡng cản quan trọng của VN-Index là khoảng +/-585 điểm, của HNX-Index là khoảng +/-84-85 điểm, tương đương tập hợp đường MA12,20 và 50 ngày.
CTCK Maybank Kim Eng – MBKE
Điểm phá vỡ tại 565 là dấu ấn quan trọng nhất trên đồ thị kể từ đầu 2014 tới đây. Điều này đánh dấu một điểm xoay chiều, cho thấy có thể giá không còn nằm trong xu hướng tăng. Trong khi đó, khối lượng giảm sút vì dòng tiền rút khỏi thị trường. Sự phục hồi đang yếu đi. Những yếu tố kể trên cho bức tranh kém tích cực của đồ thị VN-Index trong ngắn hạn.
Với mức thấp mới, HNX-Index bước vào một xu hướng giảm giá. Lực bán mạnh trong các phiên trước đã đẩy thị trường phục hồi kỹ thuật trở lại, nhưng động lực của người mua yếu và không liền mạch.