Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 15/1: VN-Index có thể sẽ hình thành trạng thái giằng co đi ngang hẹp

(ĐTCK) Phiên cuối tuần, biến động giá trên Intraday M5 đang tạo thành mô hình “Symmetrical triangle”, đây là dấu hiệu cung – cầu sẽ cần phải được kiểm tra lại nếu muốn duy trì xu hướng tăng giá.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 15/1.

CTCK Bảo Việt – BVSC

VN-Index tăng nhẹ 0,19% chạm mức 1.050,11 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán có dấu hiệu gia tăng mạnh trong phiên khi chỉ số vượt lên trên vùng cản quanh 1.050 điểm.

Cây nến nhỏ dạng “doji” xuất hiện sau chuỗi 5 phiên tăng điểm liên tiếp đang để ngỏ khả năng rung lắc mạnh của thị trường tại vùng cản này.

Thêm vào đó, sự hình thành cây nến kế tiếp có ý nghĩa tương đối quan trọng đối việc xác định hướng đi tiếp theo của chỉ số trong ngắn hạn.

Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao khi đạt 321 triệu cổ phiếu (cao gần gấp rưỡi mức trung bình). Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm điểm trong khi điểm số lại tăng.

Điều này cho thấy tâm lý các nhà đầu tư đã bắt đầu có sự thận trọng hơn đối với xu hướng tăng điểm của thị trường trong ngắn hạn. Sau một nhịp tăng điểm mạnh, áp lực chốt lời đang có dấu hiệu gia tăng.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, áp lực cung cầu sẽ sớm cân bằng trở lại sau một vài phiên điều chỉnh của thị trường.

Với góc nhìn trung hạn trên khung thời gian tuần, xu hướng tăng tiếp tục được củng cố với đích đến kỳ vọng gần nằm tại 1.080 điểm và xa hơn là 1.100 điểm.

Ngắn hạn hơn trên khung thời gian ngày, trong những phiên đầu tuần tới, chỉ số đang phải đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sau nhịp tăng điểm mạnh.

Vùng 1.000-1.030 điểm sẽ là vùng hỗ trợ cho chỉ số trong kịch bản này. Thị trường được kỳ vọng sẽ cho phản ứng hồi phục trở lại khi lùi về vùng hỗ trợ này.

Vùng kháng cự gần của chỉ số nằm tại quanh 1.055-1.060 điểm và 1.080 điểm. Vùng hỗ trợ gần của chỉ số nằm tại 980-985 điểm và 960-965 điểm.

CTCK FPT - FPTS

Phiên giao dịch 12/01, VN-Index rung lắc mạnh sau khi đi sâu vào khu vực 1.050 -1.055 điểm. Chốt phiên, chỉ số giữ đà tăng nhẹ 1,94 điểm và tạm dừng tại mốc 1.050,11 điểm.

Mẫu hình nến Doji xuất hiện trên đồ thị thể hiện cung cầu đang giằng co rất mạnh sau khi chỉ số hoàn thành mục tiêu giá. Quan sát diễn biến Intraday M5, áp lực bán chốt lời dồn dập trong nửa cuối phiên sáng đã triệt tiêu đà tăng hưng phấn trước đó của chỉ số.

Mặc dù rung lắc mạnh xảy ra nhưng sự hoán đổi vai trò thành ngưỡng hỗ trợ của mốc 1.050 điểm đã giữ cho đồ thị chỉ số đi ngang cho đến hết phiên giao dịch.

Theo đó, biến động giá trên Intraday M5 đang tạo thành mô hình “Symmetrical triangle”, đây là dấu hiệu cung – cầu sẽ cần phải được kiểm tra lại nếu muốn duy trì xu hướng tăng giá.

Động lực tăng của VN-Index trong phiên hôm nay được tạo lập trên cơ sở của số ít cổ phiếu vốn hóa lớn, tiêu biêu là VRE và VIC.

Sau khi nhóm cổ phiếu ngân hàng mất đi lực nâng thì độ rộng thị trường nghiêng mạnh hơn về số mã giảm giá. Sự phân hóa kèm khối lượng tăng cao hàm ý áp lực chốt lời trên HSX đang xuất hiện trên diện rộng.

Điều này có thể sẽ khiến VN-Index rung lắc mạnh hơn trong các phiên đầu tuần tới.

Tổng hợp tín hiệu, chúng tôi cho rằng VN-Index có thể sẽ hình thành trạng thái giằng co đi ngang hẹp trong thời gian ngắn kế tiếp.

Một biến động vượt ra ngoài khung hẹp 1.048 – 1.055 điểm có thể sẽ giúp khẳng định mạnh hơn về xu hướng tiếp theo của chỉ số. Ở chiều hỗ trợ, đường SMA 5 ngày sẽ tiếp tục giữ vai trò nâng đỡ xu hướng ngắn hạn.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 15/1: VN-Index có thể sẽ hình thành trạng thái giằng co đi ngang hẹp  ảnh 1

 Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS 

CTCK Phú Hưng - PHS

 VN-Index có phiên tăng điểm thứ năm liên tiếp. Chỉ số tiếp tục duy trì đóng cửa trên hầu hết các đường MA quan trọng từ MA 5 tới MA 200.

Kèm theo chỉ báo xu hướng ADX nằm trên vùng 35 và đường +DI nằm trên –DI cho thấy xu hướng tăng điểm của chỉ số đang khá mạnh mẽ và tích cực.

Thêm vào đó, các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD và RSI đang đi lên cho thấy chỉ số có thể tiến lên thử thách ngưỡng kháng cự 1.065 điểm trong những phiên tới. 

Tuy nhiên, khi quan sát kỹ diễn biến của chỉ số trên đồ thị nến ngày, đang xuất hiện cây nến Doji, kèm theo khối lượng giao dịch gia tăng mạnh và trên mức bình quân 10 và 20 phiên, cho thấy diễn biến của chỉ số đang có sự giằng co và lưỡng lự trước áp lực chốt lời lớn.

Không ngoại trừ khả năng chỉ số sẽ có một vài phiên điều chỉnh mang tính củng cố xu hướng chính. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi kỹ với các quyết định giải ngân cho vị thế giao dịch lướt sóng. 

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biến trái chiều, khi chỉ số có phiên giảm điểm mạnh trở lại.

Tuy nhiên, chỉ số vẫn đóng cửa trên MA 20 cho thấy xu hướng chính vẫn là phục hồi, phiên giảm điểm có thể chỉ nằm trong đợt điều chỉnh kỹ thuật, ngưỡng hỗ trợ cho đợt điều chỉnh này có thể là vùng 119.9 điểm (Fib 161.8).

Nhìn chung, xu hướng chính của thị trường có thể vẫn là tăng điểm. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh của thị trường để tái cơ cấu lại danh mục của mình.

Tin bài liên quan