Góc nhìn giao dịch chứng khoán tuần mới: Cơ hội có thể sẽ khan hiếm hơn

Góc nhìn giao dịch chứng khoán tuần mới: Cơ hội có thể sẽ khan hiếm hơn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo một số chuyên gia chứng khoán, trong nửa cuối năm tác động của đại dịch sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh rõ ràng hơn nên việc lựa chọn nhóm cổ phiếu/ngành kỳ vọng tăng trưởng tốt sẽ khan hiếm.

Tuần qua, với sự khởi sắc của nhóm ngân hàng và sự “năng nổ” của các ETF đã giúp giúp chỉ số VN-Index chinh phục thành công mốc 900 điểm. Góc nhìn của các ông/bà trong tuần tới?

Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS

Thị trường nối lại đà tăng trong tuần vừa qua, đây cũng là tuần tăng thứ 6 trong 7 tuần, so với 3 tuần giảm liến tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ thì thị trường trong nước đang có sức đề kháng khá tốt với 2 tuần tăng và 1 tuần giảm trong cùng thời gian trên.

Tuy vậy, đà tăng ở chỉ số VN-Index đang bị chững lại trong 2 tuần vừa qua khi gặp vùng cản cứng 900 – 905 điểm, tương đương đỉnh tháng 6.

Việc thị trường loay hoay vượt cản chưa thành công 1 phần là do thanh khoản sụt giảm từ mức trên 5.600 tỷ đồng/phiên ở sàn HSX xuống còn 5.200 tỷ/phiên trong 2 tuần vừa qua, bên cạnh đó là mạch bán ròng kéo dài 6 tuần liên tiếp của khối ngoại đối với các cổ phiếu bluechips.

Thị trường đang có 1 đỉnh về chỉ số và 1 đỉnh về thanh khoản, do vậy khả năng đi tiếp chỉ khi vượt được 1 trong 2 đỉnh này. Có thể nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi tín hiệu vượt đỉnh rõ ràng thì dòng tiền mới quay trở lại, bên cạnh bối cảnh chung của chứng khoán thế giới cũng được dự báo sẽ có nhiều biến động khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ còn hơn 1 tháng.

Mặc dù có sức chống đỡ khá tốt áp lực từ bên ngoài nhưng nếu nhịp điều chỉnh của thị trường quốc tế còn chưa kết thúc thì đó cũng là rủi ro cho thị trường trong nước. Với kịch bản như vậy, dòng tiền sẽ tiếp tục ở lại nhóm với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt

Chỉ số VN-Index tăng 0,8% và chốt phiên tại 900,95 điểm trong phiên hôm cuối tuần, ghi nhận lần chốt phiên đầu tiên trên mốc 900 điểm tính từ ngày 04/09 đến nay. Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index tăng 1,3%.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh

Quan điểm kỹ thuật: Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn duy trì ở mức Tích cực đối với tất cả các chỉ số. Ngưỡng kháng cự gần nhất đối với VN-Index, VN30 là đỉnh tháng 9 tại 905 điểm và 844 điểm trong khi các chỉ số như HNX-Index, VNMidcap không có kháng cự ngắn hạn rõ ràng.

Dự báo trong những phiên giao dịch tới, thị trường với đại diện là VN-Index có thể sẽ duy trì quán tính tăng điểm để kiểm định kháng cự tại 905 điểm. Sự rung lắc có thể sẽ diễn ra tại đây và tạo áp lực thu hẹp mức tăng cho VN-Index .

Tuy nhiên, nếu sự rung lắc này không khiến cho hỗ trợ MA5 tại 897 điểm bị vi phạm, VN-Index sẽ có cơ hội vượt qua mốc 905 về phía cuối tuần để thiết lập mức cao điểm mới và hiệu ứng này có thể sẽ lan tỏa sang phần còn lại của thị trường.

Ở kịch bản này, kháng cự mạnh tiếp theo của VN-Index sẽ là vùng quanh 920 điểm. Nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì danh mục cổ phiếu hiện tại (với tỷ trọng vừa phải) để quan sát các diễn biến tiếp theo của thị trường.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Diễn biến thị trường trong tuần tái cơ cấu ETF thường không phản ánh đúng xu thế trong ngắn hạn. Trong tuần tới theo tôi thị trường sẽ tiếp diễn câu chuyện phân hoá theo nhóm, giao dịch sẽ sôi động ở nhóm mid-cap và penny khi đây là môi trường thích hợp cho đầu cơ.

Lưu ý rằng dòng vốn khối ngoại đang bán ròng liên tục trong giai đoạn vừa rồi, đặc biệt ở nhóm trụ, vì vậy tôi thiên về kịch bản VN-Index sẽ vòng về xuống dưới mốc 900 điểm trong tuần tới.

Cùng với nhóm VN30, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng góp phần đáng kể trong việc giữ vững cho các chỉ số trong tuần qua. Trong ngắn hạn, nhóm cổ phiếu ngân hàng nghiêng về cơ hội tăng điểm hay chịu áp lực chốt lãi?

Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS

Mặc dù nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng thanh khoản lớn nhất thị trường nhưng trong 2 tuần vừa qua dòng tiền đang rút khỏi nhóm cổ phiếu này còn 22% từ mức 27%.

Ông Ngô Quốc Hưng

Ông Ngô Quốc Hưng

Hiện nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn cách thời điểm đầu năm khoảng 1% so với mức 6,2% của chỉ số Vnindex. Mặc dù khối ngoại vẫn đang bán ròng đối với nhóm cổ phiếu này nhưng cơ hộ tăng điểm vẫn có đối với các mã riêng lẻ.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt

Vào phiên cuối tuần, nhóm ngân hàng diễn biến tích cực với BID (+1,2%), CTG (+2,0%), TCB (+2,3%), MBB (+3,6%), VCB (+0,5%) và VPB (+1,7%) góp phần cùng với VN30 tăng điểm.

Trong ngắn hạn 1 số cổ phiếu sẽ bị áp lực chốt lãi nếu tăng điểm quá nhanh trong thời qua, 1 số cổ phiếu ngân hàng vẫn còn cơ hội tăng điểm nếu chưa tăng mạnh hoặc vẫn còn câu chuyện thu hút nhà đầu tư như chuyển sàn...

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Nhóm ngân hàng theo tôi để xác lập trend tăng giá ngắn hạn cần dòng tiền rất lớn gia nhập. Hiện tại tôi chưa thấy dòng tiền này tham gia đồng thời giao dịch giữa tổ chức/cá nhân đang diễn ra khá trái chiều.

Ngành ngân hàng nói chung tôi không kỳ vọng nhiều vào kết quả kinh doanh nửa cuối năm, vì vậy tôi cho rằng đà tăng này không bền và sẽ sớm chịu áp lực chốt lời trong đầu tuần tới.

Ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư vẫn có xu hướng tìm kiếm điểm mua an toàn trước khi bước vào những ngày cao điểm đón tin kết quả kinh doanh của quý III và lũy kế 9 tháng. Năm nay là một năm rất khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt, tuy vậy nhà đầu tư vẫn quan tâm đến những cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 khả quan. Đó là nhóm cổ phiếu, nhóm ngành nào, theo quan sát của ông/bà?

Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS

Một số nhóm cổ phiếu được đánh giá sẽ có kết quả khả quan trong quý 3 như: Thủy sản (tôm, cá tra…) nhờ hiệp định EVFTA, tiếp theo là nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ giải ngân đầu tư công (khai thác đá, xây lắp, vật liệu xây dựng…), nhóm cổ phiếu hóa chất, thủy điện…

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt

Trong tổng số 68 cổ phiếu mà VCSC theo dõi ( bao gồm VN30 và 1 số cổ phiếu khác đạt tiêu chí của VCSC) thì có khoảng 32 cổ phiếu VCSC khuyến nghị mua, trong đó chủ yếu tập trung ở bán lẻ, tiêu dùng, thực phẩm đồ uống ( 5 cổ phiếu/32) ngân hàng( 5 cổ phiếu/32), bất động sản, vật liệu xây dựng( 8 cổ phiếu/32 ) , điện nước( 6 cổ phiếu/32)...

Ngành

Room NN

GTVH, tr USD

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Lợi suất cổ tức

Tổng mức sinh lời

Khuyến nghị

Ngày báo cáo gần nhất

MWG

Bán lẻ

0%

1.846

94.500

158.300

1,6%

69%

MUA

21/08/20

VHM

Bất động sản

27%

10.914

76.900

111.000

0,0%

44%

MUA

27/08/20

STB

Ngân hàng

15%

907

11.650

16.500

0,0%

42%

MUA

10/08/20

CII

GTVT

41%

192

18.650

24.900

6,4%

40%

MUA

20/08/20

PNJ

Bán lẻ

0%

587

60.400

81.900

3,0%

39%

MUA

26/08/20

NLG

Bất động sản

0%

307

28.500

37.500

3,3%

35%

MUA

24/08/20

TLG

Vãn phòng phẩm

76%

116

35.200

45.300

5,7%

34%

MUA

06/08/20

DXG

Bất động sản

14%

237

10.600

14.000

0,0%

32%

MUA

05/08/20

PPC

Ðiện &Nước

33%

331

23.950

28.700

10,4%

30%

MUA

27/07/20

MSN*

Ða ngành

11%

2.747

54.200

69.000

1,8%

29%

MUA

01/09/20

PTB

Ða ngành

33%

107

53.800

66.000

4,6%

27%

MUA

04/08/20

TDM

Ðiện & Nước

43%

98

23.850

28.500

4,6%

24%

KQ

06/08/20

KDH

Bất động sản

7%

586

24.300

29.600

2,1%

24%

MUA

27/08/20

BVH

Bảo hiểm

21%

1.560

48.700

59.500

1,6%

24%

MUA

19/08/20

VPB

Ngân hàng

0%

2.445

23.250

28.700

0,0%

23%

MUA

17/08/20

POW

Ðiện & Nước

38%

1.010

10.000

12.000

3,0%

23%

MUA

18/08/20

VRE

Bất động sản

19%

2.794

28.500

35.000

0,0%

23%

MUA

28/08/20

MBB

Ngân hàng

0%

1.951

18.750

22.800

0,0%

22%

MUA

28/08/20

NT2

Ðiện & Nước

30%

292

23.500

26.200

9,8%

21%

MUA

14/08/20

DHC

Công nghiệp

20%

112

46.400

53.600

5,4%

21%

MUA

27/07/20

SCS

DV Hàng không

27%

274

125.000

143.200

5,6%

20%

MUA

28/07/20

FPT

CNTT

0%

1.732

51.200

58.400

3,9%

18%

MUA

14/08/20

HT1

VLXD

43%

256

15.550

17.000

7,7%

17%

MUA

03/08/20

HPG

VLXD

15%

3.674

25.700

29.000

3,9%

17%

MUA

14/08/20

REE

Ðiện & Nước

0%

539

40.300

45.400

4,0%

17%

MUA

10/08/20

VHC

Ðồ uống/Thực phẩm

69%

332

42.300

47.600

3,5%

16%

MUA

21/08/20

GVR

Công nghiệp

12%

2.200

12.750

14.000

4,7%

15%

MUA

26/08/20

PVT

Dầu khí

29%

151

12.450

13.300

5,6%

12%

MUA

14/08/20

GAS

Dầu khí

46%

5.987

72.500

76.800

5,5%

11%

MUA

03/08/20

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Ông Nguyễn Anh Khoa

Ông Nguyễn Anh Khoa

Trong nửa cuối năm tác động của đại dịch sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh rõ ràng hơn nên việc lựa chọn nhóm cổ phiếu/ngành kỳ vọng tăng trưởng tốt sẽ khan hiếm.

Trong bối cảnh hiện tại tôi cho rằng nhà đầu tư có thể để tâm tới nhóm ngành vật liệu xây dựng, thuỷ sản, điện nước. Mặc dù về mặt định giá các cổ phiếu có thể đã ở vùng hợp lý, tuy nhiên với việc dòng tiền thị trường đang dồi dào thì nhóm này vẫn khả năng hút tiền giai đoạn tới.

Dòng tiền sẽ có sự phân hóa rõ nét hơn ở các nhóm cổ phiếu cũng như các cổ phiếu riêng lẻ có những thông tin hỗ trợ riêng. Ở thời điểm này, chiến lược giao dịch như thế nào?

Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS

Trên bình diện thế giới, các nhà đầu tư đang phân bổ vốn vào các nhóm cổ phiếu công nghiệp, vốn hóa nhỏ và nhóm cổ phiếu giá trị thay cho những cổ phiếu ngành công nghệ, y tế và vốn hóa lớn, tuy vậy xu hướng luân chuyển vốn vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Ở thị trường trong nước, tại thời điểm này nên tiếp tục nắm giữ vị thế, chưa mở thêm vị thế mới, trong trường hợp thị trường vượt cản thành công có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu, ở kịch bản ngược lại nếu vùng hỗ trợ không giữ được thì nên hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Chiến lược giao dịch hiện tại theo tôi là bám sát dòng tiền, nên phân bổ danh mục ra 3-4 cổ phiếu để đa dạng hoá danh mục hạn chế rủi ro, đồng thời duy trì lượng tiền mặt tối thiểu 30% để có nguồn lực đối phó với các diễn biến bất thường của thị trường.

Ngoài ra, theo tôi cũng cần theo dõi hành vi khối ngoại giai đoạn hiện tại, có thể tăng giải ngân tại những phiên khối ngoại dừng bán hoặc chuyển sang mua ròng.

Tin bài liên quan